Những tài liệu, văn bản pháp luật nên có tại Nhà Thuốc,... cập nhật tháng 12 năm 2013

Xem và tải về tại đây!

Thuốc mới cập nhật 30.12.2013


Gabapentin 300mg


Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium) 20mg


Bupivacain hydrochloride 20mg/4ml


Bupivacain hydrochloride 100mg/20ml


Mirtazapine 45mg


Betahistidine dihydrochloride 8mg

Nabumeton 500mg


Levocetirizine (dưới dạng Levocetirizine. 2HCl) 5mg


5-Aminosalicylic acid 400mg
Irbersartan 150mg

Carvedilol 6,25mg

Ceftazidime (dưới dạng Ceftazidime pentahydrate) 1g


Carvedilol 12,5mg

Meloxicam 7,5mg

Zinc (dưới dạng Zinc orotate dihydrate) 25mg

Natri hyaluronat 25mg/2,5ml

Propofol 200mg/20ml

Telmisartan 40mg

Dobutamine (dưới dạng Dobutamine HCl) 250mg/5ml

Tramadol hydrochloride 37,5 mg; Acetaminophen 325mg

Ticagrelor 90mg

Vardenafil (dưới dạng Vardenafil HCl trihydrate) 10mg

Nevirapine 400mg

Escitalopram (dưới dạng Escitalopram oxalate) 10mg

Eszopiclone 3mg

Eszopiclone 2mg

Eszopiclone 1mg

Methoxy polyethylene glycol - epoetin beta 30mcg/0,3ml

Methoxy polyethylene glycol - epoetin beta 120mcg/0,3ml

Lacidipine 4mg

Prucalopride (dưới dạng Prucalopride succinate) 1mg

Dinoprostone 10mg / hệ phõn phối thuốc

Rivaroxaban 20mg

Rivaroxaban 15mg

Beclometasone dipropionate 100mcg/liều; Formoterol fumarate dihydrate 6mcg/liều

Otilonium bromide 40mg

Adefovir dipivoxil 10mg

Gemcitabine (dưới dạng Gemcitabine hydrochloride) 200mg/lọ

Epirubicin hydrochloride 50mg/lọ

Carboplatin 10mg/ml

Paracetamol 500mg; Dextromethophan HBr 15mg; Chlorpheniramin maleat 2mg; Phenylephrin HCl 10mg

Vildagliptin 50mg; Metformin hydrochloride 500mg

Boceprevir 200mg

Paclitaxel 30mg/5ml

Oxaliplatin 50mg

Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Xem tại đây

Công văn 20806/QLD-TT năm 2013 cung cấp thông tin liên quan đến thuốc chứa Metoclopramid và thuốc chứa Lysozym HCl do Cục Quản lý dược ban hành

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20806/QLD-TT
V/v cung cấp thông tin liên quan đến thuốc chứa Metoclopramid và thuốc chứa Lysozym HCl
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013

Kính gửi:
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc BYT.

Ngày 11/10/2013, Hội đồng Tư vấn cấp SĐK thuốc - Bộ Y tế đã họp Hội đồng Tư vấn cấp SĐK thuốc đợt 142 đối với thuốc trong nước. Tại buổi họp, Hội đồng Xét duyệt thuốc đã thảo luận các thông tin liên quan đến tính an toàn và các phản ứng có hại của thuốc chứa Metoclopramid và thuốc chứa Lysozym HCl.
Thông tin chi tiết về tính an toàn, phản ứng có hại cùng kết luận của Hội đồng Xét duyệt thuốc đối với các thuốc nêu trên được ghi trong Phụ lục "Cập nhật thông tin liên quan đến phản ứng có hại của thuốc" đính kèm trong công văn này, đồng thời được tăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược theo địa chỉ http://www.dav.gov.vn trong mục "Thông tin thuốc/ Thông tin cập nhật về thuốc" để các bác sỹ, dược sỹ và các cán bộ y tế có thể tra cứu, cập nhật thông tin.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế:
1. Thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn các thông tin liên quan đến tính an toàn, phản ứng có hại và kết luận của Hội đồng Xét duyệt thuốc đối với thuốc chứa Metoclopramid và thuốc chứa Lysozym HCl.
2. Hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của các thuốc nêu trên (nếu có). Gửi báo cáo phản ứng có hại của thuốc về: Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh (210B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
Cục Quản lý Dược thông báo để các đơn vị được biết và thực hiện./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các thứ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Cục trưởng Cục Quản lý Dược (để b/c);
- Cục Quản lý Khám chữa bệnh;
- Cục Quân Y - Bộ Quốc phòng;
- Cục Y tế - Bộ Công an;
- Cục Y tế - Bộ Giao thông vận tải;
- Trung tâm DI & ADR Quốc gia;
- Trung tâm DI & ADR khu vực Tp.HCM;
- Website Cục Quản lý Dược;
- Phòng ĐKT, QLKD, QLCL - Cục Quản lý Dược;
- Lưu: VT, TT
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thanh

PHỤ LỤC
CẬP NHẬT THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
(Đính kèm theo Công văn số 20806/QLD-TT ngày 10 tháng 12 năm 2013)
1. Thuốc chứa metoclopramid:
* Hội đồng Tư vấn cấp SĐK thuốc - Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo đối với cán bộ y tế cụ thể như sau:
- Chỉ kê đơn metoclopramid trong các điều trị ngắn ngày (tối đa 5 ngày) để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi trên thần kinh. Không sử dụng metoclopramid trong các rối loại mạn tính như liệt dạ dày, khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, không sử dụng metoclopramid hỗ trợ làm rỗng nhanh dạ dày trong các quy trình chụp X-quang hoặc phẫu thuật.
- Ở người lớn, vẫn giữ nguyên các chỉ định của metoclopramid gồm: dự phòng nôn và buồn nôn do hậu phẫu, xạ trị, nôn và buồn nôn xảy ra muộn do hóa trị và điều trị nôn và buồn nôn do đau nửa đầu. Thuốc cũng có tác dụng cải thiện độ hấp thu của các thuốc giảm đau đường uống.
- Ở trẻ em, chỉ nên sử dụng metoclopramid là lựa chọn hàng hai (second-line) để dự phòng nôn và buồn nôn xảy ra muộn do hóa trị và điều trị nôn và buồn nôn hậu phẫu. Chống chỉ định metoclopramid cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Ở cả người lớn và trẻ em nói chung, liều metoclopramid tối đa sử dụng là 0,5 mg/kg/ngày. Với người lớn, liều thường dùng của dạng thuốc quy ước (conventional formulations) với tất cả các đường dùng là 10 mg x tối đa 3 lần/ngày. Với trẻ em, liều khuyến cáo sử dụng là 0,1-0,15 mg/kg x tối đa 3 lần/ngày. Bảng tính liều metoclopramid cho trẻ em cần được đề cập trong tờ thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng.
- Do các trường hợp quá liều thường xảy ra trên trẻ em, cần đặc biệt thận trọng khi tính liều metoclopramid sử dụng cho đối tượng này.
- Với các chế phẩm chứa metoclopramid đường tĩnh mạch, thuốc cần được tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng ít nhất 3 phút để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi.
- Do đã có báo cáo về các phản ứng bất lợi nghiêm trọng trên tim mạch liên quan đến metoclopramid, đặc biệt khi dùng đường tĩnh mạch; cần có chế độ theo dõi đặc biệt đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao như người cao tuổi, bệnh nhân có rối loại truyền tim, mất cân bằng điện giải hoặc nhịp tim chậm và những bệnh nhân đang dùng kèm các thuốc làm kéo dài khoảng QT.
* Tại Việt Nam, hiện có 05 SĐK thuốc nước ngoài (dạng thuốc tiêm) và 11 SĐK thuốc trong nước (dạng thuốc viên) chứa metoclopramid.
* Đối với các công ty đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược sẽ có công văn yêu cầu và hướng dẫn về việc cập nhật nội dung thay đổi trên tờ hướng dẫn sử dụng của các chế phẩm thuốc có chứa metoclopramid.
II. Thuốc chứa lysozym hydorchlorid:
* Ngày 24/9/2013, Trung tâm DI&ADR Quốc gia đã có công văn gửi Cục Quản lý Dược cung cấp thông tin về hiệu quả, độ an toàn và tình hình sử dụng các chế phẩm chứa lysozym. Theo thông tin từ Trung tâm:
- Lysozym là một enzym có trong nước bọt, nước mắt, sữa, chất nhày tử cung và nhiều dịch động vật khác. Hợp chất này đã được biết đến từ những năm 1950 và được đưa vào sử dụng trong dược phẩm và thực phẩm. Nguồn cung cấp lysozym chính để sản xuất trên công nghiệp là từ lòng trắng trứng. Trong lĩnh vực dược phẩm, lysozym được dùng dưới dạng muối hydroclorid để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và bệnh ở khoang miệng không nghiêm trọng, dùng phối hợp kháng sinh để tăng cường tác dụng của kháng sinh hoặc dùng để điều trị nhiễm virus herpes zoster và một số bệnh nhiễm virus khác.
- Hiện tại những dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của lysozym còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và báo cáo phản ứng bất lợi của thuốc cho thấy những quan ngại về độ an toàn của lysozym. Nhiều trường hợp dị ứng do lysozym đã được ghi nhận, trong đó có những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
- Hiện các thuốc chứa lysozym không được cấp phép lưu hành tại Châu Âu, Mỹ, Canada, Anh, úc, New Zealand và Hà Lan. Tại Pháp, một số chế phẩm phối hợp lysozym với các thành phần khác được cấp phép lưu hành dưới dạng viên ngậm với mục đích điều trị tại chỗ triệu chứng trong một số tình trạng viêm, sung huyết, nhiễm khuẩn miệng và hầu họng. Tuy nhiên, Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế Pháp cho rằng chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng chứng minh hiệu quả và độ an toàn cũng như lợi ích thực sự của các chế phẩm này đối với cộng đồng.
* Tại Việt Nam, hiện có 28 SĐK thuốc nước ngoài và 40 SĐK thuốc trong nước chứa lysozym hydrochlorid.
* Theo quyết định của Hội đồng Tư vấn cấp SĐK thuốc, Cục Quản lý Dược sẽ có công văn yêu cầu công ty đăng ký bổ sung hồ sơ lâm sàng trong các hồ sơ đăng ký lại và đăng ký mới đối với các thuốc có chứa lysozym; Đối với các thuốc chứa lysozym có số đăng ký còn hiệu lực, Cục Quản lý Dược sẽ có công văn thông báo sau

Danh mục thuốc


Roflumilast 500mcg

Metronidazole 750mg; Miconazol nitrat 200mg; Lidocaine 100mg

Prucalopride (dưới dạng Prucalopride succinate) 2mg

Prucalopride (dưới dạng Prucalopride succinate) 1mg

Dinoprostone 10mg / hệ phõn phối thuốc

Rivaroxaban 20mg

Rivaroxaban 15mg

Beclometasone dipropionate 100mcg/liều; Formoterol fumarate dihydrate 6mcg/liều

Otilonium bromide 40mg

Adefovir dipivoxil 10mg

Gemcitabine (dưới dạng Gemcitabine hydrochloride) 200mg/lọ

Epirubicin hydrochloride 50mg/lọ

Carboplatin 10mg/ml

Paracetamol 500mg; Dextromethophan HBr 15mg; Chlorpheniramin maleat 2mg; Phenylephrin HCl 10mg

Vildagliptin 50mg; Metformin hydrochloride 500mg

Boceprevir 200mg

Escitalopram (dưới dạng Escitalopram oxalate) 10mg

Eszopiclone 3mg

Eszopiclone 2mg

Eszopiclone 1mg

Công văn 20918/QLD-CL năm 2013 tạm ngưng sử dụng lô thuốc Tatumcef 2g do Cục Quản lý dược ban hành

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20918/QLD-CL
V/v tạm ngưng sử dụng lô thuốc Tatumcef 2g
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013

Kính gửi:
- Sở Y tế thành phố Hà Nội;
- Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk;
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
(138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội);
- Công ty TNHH Dược phẩm Châu Á Thái Bình Dương
(113 Đường Y Ngông, phường Tân Thanh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk).

Cục Quản lý dược nhận được công văn số 94/TTT ngày 02/12/2013 của Trung tâm DI & ADR Quốc gia về các báo cáo ADR từ Bệnh viện Trung ương Huế liên quan đến các phản ứng có hại của thuốc Tatumcef 2g (Ceftazidim), SĐK: VN-5654-10, Số lô: T2005, do Công ty China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. (Hsinfong Plant (Taiwan) sản xuất, Công ty Sunward Pharmaceutical Pte., Ltd. đăng ký, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam nhập ủy thác cho Công ty TNHH Dược phẩm Châu Á Thái Bình Dương.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý dược thông báo:
1. Tạm ngừng việc sử dụng đối với lô thuốc Tatumcef 2g (Ceftazidim), SĐK: VN-5654-10, Số lô: T2005, do Công ty China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. (Hsinfong Plant (Taiwan) sản xuất, Công ty Sunward Pharmaceutical Pte., Ltd. đăng ký, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam nhập ủy thác cho Công ty TNHH Dược phẩm Châu Á Thái Bình Dương.
2. Yêu cầu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Dược phẩm Châu Á Thái Bình Dương:
- Gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng đối với thuốc Tatumcef 2g (Ceftazidim), SĐK: VN-5654-10, Số lô: T2005, do Công ty China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. (Hsinfong Plant (Taiwan) sản xuất và bảo quản lô thuốc này theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn thuốc.
- Phối hợp với Cơ quan kiểm nghiệm nhà nước tiến hành lấy mẫu và gửi đến Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra chất lượng đối với thuốc Tatumcef 2g (Ceftazidim), SĐK: VN-5654-10, Số lô: T2005, do Công ty China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd. (Hsinfong Plant (Taiwan) sản xuất.
- Báo cáo tình hình nhập khẩu, phân phối và sử dụng (số lượng, thời gian nhập khẩu, tình hình phân phối, sử dụng), kết quả kiểm tra chất lượng lô thuốc nêu trên và các trường hợp về phản ứng có hại (nếu có) về Cục Quản lý dược trước ngày 16/12/2013.
3. Đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành./.


Nơi nhận:- Như trên;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VKN thuốc TW, VKN thuốc Tp. HCM (để phối hợp);
- Bệnh viện Trung ương Huế;
- Trung tâm DI & ADR Quốc gia;
- Phòng TT-QC thuốc, Cục QLD;
- Website Cục QLD;
- Lưu: VT, CL.
CỤC TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

Công văn 21001/QLD-KD năm 2013 cấp lại giấy chứng nhận GPP và GDP do Cục Quản lý dược ban hành

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21001/QLD-KD
V/v cấp lại giấy chứng nhận GPP và GDP
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013

Kính gửi: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 7307/SYT-QLDVYT đề ngày 04/11/2013 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc cấp lại giấy chứng nhận GPP và GDP;
Căn cứ các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh thuốc; Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:
1. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP: Tại khoản 1, Điều 24 Luật Dược số 34/2005-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định: Cơ sở bán lẻ thuốc gồm: Nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã. Như vậy hiện nay không còn loại hình hiệu thuốc thực hiện việc bán lẻ thuốc thành phẩm.
Theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc":  Việc thẩm định các hoạt động cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP đều liên quan đến người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở vì vậy khi thay đổi người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải kiểm tra và cấp giấy GPP của cơ sở bán lẻ thuốc như cơ sở mới.
2. Đối với cơ sở bán buôn thuốc đạt GDP khi thay đổi người quản lý chuyên môn, thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc, thay đổi trụ sở chính (Không thay đổi địa điểm kinh doanh); không phải tiến hành kiểm tra để cấp lại giấy chứng nhận GDP mà chỉ cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại điểm 4 khoản 6, Điều 1 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược. Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại mẫu số 4d/ĐĐN-ĐĐKKD phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cục quản lý Dược thông báo để Quý Sở biết và thực hiện.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng Trương Quốc Cường (để b/c);
- Website Cục Quản lý Dược;
- Lưu: VT, QLKD.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Việt Hùng

Quyết định 398/QĐ-QLD năm 2013 rút số đăng ký của 04 thuốc (có danh mục kèm theo) ra khỏi Danh mục thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam do Cục trưởng Cục Quản lý dược ban hành

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 398/QĐ-QLD
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC RÚT SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC RA KHỎI DANH MỤC CÁC THUỐC DƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ TẠI VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Căn cứ Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
Căn cứ Quyết định số 3861/QĐ-BYT ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc;
Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/04/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý chất lượng thuốc, Trưởng phòng Thanh tra dược, mỹ phẩm và Trưởng phòng Đăng ký thuốc - Cục Quản lý dược,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Rút số đăng ký của 04 thuốc (có danh mục kèm theo) ra khỏi Danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Điều 2. Không cấp số đăng ký lưu hành thuốc đối với các hồ sơ đăng ký thuốc do Công ty XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất đã nộp tại Cục Quản lý dược.
Điều 3. Ngừng tiếp nhận các hồ sơ đăng ký mới và đăng ký lại của các thuốc do Công ty XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các đơn vị kinh doanh thuốc, Giám đốc cơ sở đăng ký và/hoặc sản xuất các thuốc nêu tại Điều 1, 2 và 3 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Cục Quân Y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an;
- Cục Y tế Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải;
- Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Thanh tra Bộ Y tế, Viện KN thuốc TW, Viện KN thuốc TP. HCM;
- Tổng Công ty Dược Việt Nam, Các Công ty XNK Dược phẩm;
- Các Bệnh viện & Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Website Cục QLD, Tạp chí Dược & Mỹ phẩm - Cục QLD;
- Lưu: VP, QLKDD, QLCLT, TTrD-MP. ĐKT (12).
CỤC TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

DANH MỤC
CÁC THUỐC RÚT SỐ ĐĂNG KÝ
(ban hành kèm theo Quyết định số 398/QĐ-QLD ngày 17 tháng 12 năm 2013)
STT
Tên thuốc
Hoạt chất
Dạng bào chế
Công ty sản xuất
Công ty đăng ký
Số đăng ký
1
Tinidazole 500mg
Tinidazole
Viên nén bao phim
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
VN-7891-09
2
Diclofokal
Diclofenac Sodium
Viên nén bao tan trong ruột
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
VN-5689-10
3
Roxl-150
Roxithromycin
Viên nén bao phim
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
VN-13935-11
4
Anesir
Metronidazole, Neomycin sulphate, Nystatin
Viên nén đặt âm đạo
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
XL Laboratories Pvt., Ltd., India sản xuất
VN-7888-09