[PharmSciTech-2016-905] Cây Phá Cố Chỉ và Bakuchiol dùng trong Dược Mỹ Phẩm

Cây Phá Cố Chỉ thuộc Bộ Đậu (Fabales), họ Họ Đậu (Fabaceae). Tên khác: Bổ cốt chi, Ðậu miêu, …Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L

Mô tả: Cây nhỏ, mọc hàng năm, cao 0,5-1,50m. Thân hình trụ, có lông. Lá mọc so le, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, dài 4-9cm, rộng 3-6cm. Hoa màu tím nhạt, mọc thành bông dạng chùy ở nách lá và ngọn thân. Quả hình trứng màu đen. Hạt hình thận màu nâu đen hay đen, lốm đốm những nốt trắng.

Hoa tháng 7-8, quả tháng 9-11.
Cây Phá Cố Chỉ - Psoralea Corylifolia

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Psoraleae, thường gọi là Bổ cốt chi.

Nơi sống và thu hái: Loài phổ biến ở ả Rập, Pakistan tới Xri Lanca, ở Ấn Ðộ, Mianma, Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Gặp nhiều ở dưới tán rừng, dọc các đường đi, có gặp ở Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Nội. Cũng thường được trồng vào mùa xuân, lấy thân lá làm phân xanh và hạt làm thuốc.

Thành phần hoá học: Hạt chứa psorallen, isopsoralen, corylifolin, corylifolinin, bakuchalcone, isoneobavachalcone. Từ thành phần các nhà khoa học chỉ nhắm vào nhóm bakuchalcone mà từ đó tìm ra Bakuchiol
Cây Phá Cố Chỉ - Psoralea Corylifolia

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính rất ấm; có tác dụng ôn thận tráng dương, nạp khí chỉ tả.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển, bệnh mụn cơm, ngứa sần, rụng tóc. Ngày dùng 10-12g sắc hoặc tán bột làm viên uống.
Từ cây Cây Phá Cố Chỉ - Psoralea Corylifolia các nhà khoa học đã tìm và tinh chế ra chất Bakuchiol vào năm 1973. Và cũng vào năm này Parakasarao et al đã tổng hợp thành công theo con đường sinh học (biosynthesis).



Công thức Bakuchiol

Bakuchiol có nhiều tác dụng như chống oxi hóa, chống viêm, kháng khuẩn, chống khối u,…Cơ chế tác dụng thông qua ức chế DNA polymerase 1. Tuy có nhiều tác dụng quý nhưng Bakuchiol chỉ được cho ra thị trường năm 2007 với tên thương mại Sytenol® do công ty Sytheon phát triển.
Nghiên cứu đầu tiên chứng minh Bakuchiol có tác dụng giống retinol (còn gọi là vitamin A1). Nhìn vào công thức hóa hóa, chúng ta thấy công thức bakuchiol gần với công thức retinol.



Công thức Retinol


Trong lĩnh vực chăm sóc da và làm đẹp,  Bakuchiol có 3 tác dụng chính  (1) phòng ngừa, phục hồi và chống lão hóa; (2) chống mụn trứng cá; và (3) da sáng/ bóng da.
Và càng có nhiều nghiên cứu cùng bản quyền chứng mình tác dụng hữu ích của Bakuchiol.
Sản phẩm hiện có trên thị trường: SUPER 16 của OSKIA




SUPER 16 của OSKIA


Tài liệu tham khảo

[PharmSciTech-2016-904] Sẽ không còn thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc

Sẽ không còn thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc




Sẽ không còn thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu (trừ các nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 26 điều 2 Luật Dược số 105/2016/QH13.
Theo đó:
- Kể từ ngày 01/01/2017 sẽ không còn thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu là hoạt chất hóa dược để sản xuất thuốc (trừ các nguyên liệu thuộc danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và nguyên liệu sản xuất thuốc nhập khẩu chưa có giấy phép lưu hành tại Việt Nam).
- Việc công bố nguyên liệu được phép nhập khẩu không yêu cầu giấy phép nhập khẩu và chủ động nhập khẩu nguyên liệu theo phương thức công bố được hướng dẫn tại Thông tư số 38/2013/TT-BYT ngày 15/11/2013 và Công văn số 13392/QLD-ĐK ngày 13/7/2016.

Nguồn bài viết:

http://www.vnras.vn/2016/11/se-khong-con-thu-tuc-cap-giay-phep-nhap-khau-nguyen-lieu-lam-thuoc.html