Thuốc từ cây vối


Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus , thuộc họ Sim - Myrtaceae. Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày, đặc biệt giàu dược tính nên có công hiệu chữa trị nhiều bệnh.


Lá vối nấu nước có tác dụng sát khuẩn ngoài da.


Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy, trong lá và nụ vối chứa tannin và acid triterpenic, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Ngoài ra, lá vối chứa ít tanin, alcaloid (thuộc nhóm indolic) và một lượng tinh dầu (4%) bay hơi, thơm. Các bộ phận khác nhau của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng sát khuẩn để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Lá, vỏ, thân, hoa vối còn dùng làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Ở Ấn Độ, rễ cây vối sắc đặc dạng sirô dùng đắp vào các khớp sưng đỏ; quả dùng ăn trị phong thấp. Hay tại Trung Quốc, các bộ phận của cây vối dùng trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương...

Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...

Dưới đây là một số phương thuốc trị liệu có dùng vối

Trị đau bụng đi ngoài: lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.

Chữa đầy bụng, không tiêu: vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.

Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Chữa lở ngứa, chốc đầu: lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

Giúp giảm mỡ máu: nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

Hỗ trợ trị tiểu đường: nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.

Bs. Hoàng Xuân Đại

Bổ sung thêm:
Ngoài miền Bắc người ta hay nâu nước lá vối cho phụ nữ sau khi sinh uống hàng ngày có tác dụng rất tốt.

Thông tin mới về phản ứng có hại của thuốc


Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn cung cấp thông tin liên quan đến các phản ứng có hại của một số thuốc đang lưu hành trên thị trường. Theo đó, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn các thông tin liên quan đến tính an toàn, phản ứng có hại của thuốc và cập nhật các thông tin này trên nhãn thuốc...


Thông tin liên quan đến tính an toàn, phản ứng có hại của thuốc cần được cập nhật trên nhãn thuốc và tư vấn tại nhà thuốc. Ảnh: Trần Minh

Thuốc chống loãng xương strontium ranelate

Chỉ sử dụng strontium ranelate để điều trị trường hợp loãng xương nghiêm trọng ở phụ nữ sau sinh và nam giới có nguy có gãy xương cao; Không dùng strontium ranelate trên đối tượng bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch máu não hoặc bệnh nhân tăng huyết áp khó kiểm soát; Cần bắt đầu điều trị với bác sĩ chuyên khoa điều trị về loãng xương; Đánh giá nguy cơ trên từng đối tượng bệnh nhân cụ thể để kê đơn strontium ranelate cho phù hợp. Nguy cơ đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch cần được đánh giá trước và đều đặn trong quá trình điều trị; Ngừng điều trị với strontium ranelate nếu bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch máu não hoặc tăng huyết áp khó kiểm soát. Ở Việt Nam hiện có 01 số đăng ký thuốc nước ngoài chứa hoạt chất này.

Thuốc chống đông dabigatran etexilat (pradaxa)

Thuốc chống đông dabigatran etexilat có nguy cơ chảy máu khi sử dụng nên chống chỉ định trên đối tượng bệnh nhân đặt van tim cơ học. Bệnh nhân không nên dừng đột ngột thuốc chống đông mà không có sự hướng dẫn của cán bộ y tế do làm tăng nguy cơ cục máu đông và đột quỵ. Việc sử dụng dabigatran etexilat trên bệnh nhân đặt van sinh học chưa được đánh giá. Hiện dabigatran etexilat vẫn đóng vai trò là thuốc chống đông thay thế quan trọng do lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ. Hiện ở nước ta có 01 số đăng ký thuốc nước ngoài chứa dabigatran etexilat.




Dùng thuốc chống loãng xương cũng phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.


Thuốc chứa hoạt chất metoclopramid

Sau khi tiến hành đánh giá các dữ liệu hiện có và nhận thấy lợi ích của metoclopramid không vượt trội nguy cơ khi sử dụng trên trẻ nhỏ và thiếu niên, Cơ quan Quản lý dược phẩm và y tế Pháp (ANSM) đã thông báo ngừng cấp số đăng ký mới và ngừng lưu hành các biệt dược chứa metoclopramid dùng cho đối tượng này. Đối với tất cả các chế phẩm chứa metoclopramid đã được phê duyệt lưu hành trên thị trường cần bổ sung thông tin chống chỉ định cho trẻ em dưới 18 tuổi và giới hạn việc sử dụng thuốc trên người lớn do nguy cơ trên thần kinh và tim mạch.

Tháng 5-6/2012, Singapore yêu cầu cập nhật những thông tin thay đổi trên nhãn thuốc liên quan đến độ an toàn, nhãn thuốc đạn chứa metoclopramid đã bổ sung chống chỉ định cho trẻ em dưới 18 tuổi và cảnh báo tác dụng không mong muốn trên thần kinh (rối loạn ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi hoặc khi sử dụng liều cao. Ở nước ta hiện có 6 số đăng ký thuốc nước ngoài (dạng tiêm) và 6 số đăng ký thuốc trong nước (dạng viên) có chứa hoạt chất này.

Thuốc chứa hoạt chất cilostazol

Cilostazol được sử dụng để điều trị đau chân cách hồi - tình trạng thiếu cung cấp máu tới chân gây ra đau đớn và ảnh hưởng tới khả năng đi lại. Thuốc có thể gây ra những bất lợi nghiêm trọng đặc biệt ảnh hưởng đến tim mạch và gây chảy máu nghiêm trọng. Vì vậy, chỉ nên sử dụng cilostazol để điều trị đau chân cách hồi khi biện pháp thay đổi lối sống (ngừng hút thuốc, luyện tập) và các biện pháp can thiệp đơn độc khác không có tác dụng đầy đủ; Nên bắt đầu điều trị với cán bộ y tế có kinh nghiệm trong điều trị đau chân cách hồi và phải đánh giá lại sau 3 tháng điều trị. Nếu bệnh nhân không có hiệu quả lâm sàng rõ rệt, cần ngừng điều trị; Không nên sử dụng cilostazol cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, có nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật động mạch vành trong vòng 6 tháng gần đây hoặc bệnh nhân có tiền sử nhịp tim nhanh nghiêm trọng; Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang dùng phối hợp từ hai thuốc chống đông máu hoặc chống kết tập tiểu cầu trở lên...

Thuốc điều trị sung huyết, ngạt mũi có chứa các chất gây co mạch

Khuyến cáo của Cơ quan Quản lý dược phẩm Pháp về liều dùng, thời gian điều trị và chống chỉ định khi sử dụng các thuốc điều trị sung huyết, ngạt mũi có chứa thuốc co mạch dạng uống hoặc dạng dùng qua đường mũi (nhỏ, xịt) như sau: Tuân thủ khuyến cáo về liều tối đa hàng ngày và thời gian tối đa của một đợt điều trị (không quá 5 ngày); Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi và cho bệnh nhân có tăng huyết áp động mạch nghiêm trọng hoặc khó kiểm soát, tiền sử tai biến mạch máu não hoặc có yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, suy mạch vành nặng hoặc tiền sử co giật; Không dùng đồng thời hai thuốc nhóm này (kể cả đường dùng khác nhau) do sự phối hợp này là không cần thiết và không an toàn cho bệnh nhân.

Thuốc chứa hoạt chất codein

Tháng 2/2013, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã ra cảnh báo mới liên quan đến tính an toàn của các thuốc chứa codein trên trẻ em. Theo kết quả đánh giá, nhiều trường hợp trẻ em đã mắc sẵn hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ trước khi được tiến hành phẫu thuật cắt amidan và chỉ định codein để giảm đau. Những trẻ này mang một gen di truyền đặc biệt, có khả năng chuyển hóa nhanh chóng codein thành morphin trong cơ thể và gây ra nhiễm độc morphin. Hội chứng nhiễm độc này dẫn đến những khó khăn khi hô hấp và đặc biệt trở nên nhạy cảm ở những trẻ mắc hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ. Trên cơ sở đó, FDA đưa ra khuyến cáo bổ sung chống chỉ định sử dụng codein cho tất cả trẻ em sau phẫu thuật cắt amidan do không thể xác định chính xác trẻ có mang gen di truyền có khả năng chuyển hóa nhanh codein thành morphin.

Ở Việt Nam hiện có 7 số đăng ký thuốc nước ngoài và 174 số đăng ký thuốc trong nước có chứa hoạt chất codein.

Thu Hương

Lọ thuốc thông minh

Nhằm giúp bệnh nhân tránh tình trạng quên uống thuốc, đặc biệt là người lớn tuổi, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra lọ thuốc thông minh, với chức năng nhắc nhở chủ nhân uống thuốc đúng giờ.


Đây là phát minh của Tiến sĩ Emil Jovanov, giảng viên Khoa Kỹ thuật điện và máy tính của trường Đại học Alabama. Lọ thuốc đặc biệt hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến có khả năng ghi nhận thời gian nắp của lọ thuốc được mở ra, đồng thời theo dõi số lượng viên thuốc hoặc dung tích thuốc (nếu là dạng lỏng) còn lại bên trong. Khi cảm biến phát hiện sự thay đổi, nó sẽ gửi thông tin đến điện thoại của bệnh nhân bằng tin nhắn hoặc email.

Mỗi khi đến giờ uống thuốc, bóng đèn nhỏ trong lọ thuốc sẽ nhấp nháy kèm theo đó là âm thanh nhắc nhở. Tiến sĩ Jovanov cho biết công nghệ chế tạo lọ thuốc thông minh đã được chuyển giao cho công ty AdhereTech sản xuất.

Để kiểm chứng tính tiện ích của thiết bị, Công ty phát triển kinh tế thành phố New York và Thị trưởng Michael Bloomberg đã tài trợ 100.000 USD cho Đại học Y Weill Cornell thuộc Viện Đại học Cornell tiến hành thử nghiệm trên 70 bệnh nhân có HIV, những người được ghi nhận là thường xuyên quên dùng thuốc.

Cuộc thử nghiệm lâm sàng dự kiến kéo dài 12 tuần, trong đó, chỉ có phân nửa số người tham gia được sử dụng lọ thuốc thông minh. Ngoài ra, công ty AdhereTech còn có kế hoạch thử nghiệm 1.000 lọ thuốc thông minh trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Nếu các cuộc thử nghiệm thành công, không lâu nữa, sản phẩm này sẽ có mặt tại các nhà thuốc.


Theo Báo Cần Thơ, counselheal.com

Sản phẩm giảm cân có tác dụng xấu không được nhập vào VN


Ngày 23/8, Cục Quản lý Dược cho biết, các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, cai nghiện, ổn định tuyến tiền liệt, tăng cường sinh lực vừa bị Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) tiến hành thu hồi không được nhập vào Việt Nam.

Theo đó, FDA và Công ty Bethel Nutritional Consuling, Inc, New York có thông báo về việc đang tiến hành thu hồi ba lô sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, cai nghiện, ổn định tuyến tiền liệt, giảm cholesterol, tăng cường sinh lực, bao gồm: Bethe 30 (l« SX: 120514, HD: 12/5/2014), Bethel Advance (l« SX: 10092011, HD: 2014, Quick Thin l« SX: 1003211, HD: 10/2014).

Cục Quản lý Dược cho biết, Cục không cấp phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các sản phẩm trên tại Việt Nam.

Trong các sản phẩm này có chứa hoạt chất Phenolphtalein. Tại Việt Nam, hoạt chất này thuộc Danh mục nguyên liệu và thuốc thành phẩm cấm nhập khẩu để làm thuốc dùng cho người. Ngoài ra, từ tháng 4/2011, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng đã quyết định rút số đăng ký của tất cả các thuốc có hoạt chất này ra khỏi Danh mục các thuốc được cấp số lưu hành trên thị trường.

Tại Mỹ, FDA cũng không công nhận các sản phẩm trên là thuốc. Nguyên nhân thu hồi là do các sản phẩm này có chứa Sibutramine và Phenolphtalein là các hoạt chất có nhiêu tác dụng không mong muốn. Như Sibutramine làm tăng huyết áp, nhịp tim, có thể tương tác với thuốc khác gây ra những tác dụng đe dọa đến tính mạng. Hoạt chất Phenolphatalein gây nhịp tim không ổn định, co thắt cơ, ung thư, rối loạn dạ dày…

Thuốc điều trị HIV mới đã được phê duyệt

FDA trong tuần này phê duyệt thuốc  (Tivicay, Viiv Y tế, GlaxoSmithKline) để điều trị nhiễm HIV-1 có thành phần hoạt chất là dolutegravir.

Dolutegravir được chấp nhận để sử dụng trong một dân số lớn các bệnh nhân nhiễm HIV. Nó có thể được dùng để điều trị bệnh nhân trưởng thành có nhiễm HIV, những người đã không bao giờ thực hiện điều trị HIV và người lớn nhiễm HIV trước đó đã điều trị HIV (điều trị theo kinh nghiệm), bao gồm cả những người đã được điều trị bằng thuốc cùng nhóm với Dolutegravir . Nó cũng được chấp thuận dùng trẻ em từ 12 tuổi trở lên có trọng lượng ít nhất 40 kilôgam (kg), người đang điều trị chưa từng được điều trị hoặc những người đã điều trị các thuốc khác.

Dolutegravir cản 1 trong các enzym cần thiết cho HIV nhân lên và uống một viên thuốc hàng ngày trong sự kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.

An toàn và hiệu quả Dolutegravir của người lớn đã được đánh giá trong 2539 người tham gia ghi danh vào 4 thử nghiệm lâm sàng. Tùy thuộc vào thử nghiệm, người tham gia được chọn ngẫu nhiên để nhận được dolutegravir hoặc raltegravir (Isentress, Merck), mỗi trong sự kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác, hoặc efavirenz, emtricitabine và tenofovir (Atripla, Bristol-Myers Squibb). Kết quả cho thấy phác đồ dolutegravir chứa có hiệu quả trong việc giảm tải lượng virus.

Một thử nghiệm thứ năm thành lập đến dược động học, an toàn và hoạt động của dolutegravir như một phần của phác đồ điều trị cho trẻ em nhiễm HIV từ 12 tuổi trở lên nặng ít nhất 40 kg đã không uống thuốc cùng nhóm với dolutegravir trước đây.


Mất ngủ và đau đầu là tác dụng phụ thường thấy trong các nghiên cứu lâm sàng. Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm phản ứng quá mẫn và chức năng gan bất thường trong tham gia đồng nhiễm viêm gan B và  hoặc viêm gan C. Phiếu theo dõi dolutegravir, thông báo cho nhân viên y tế về cách theo dõi bệnh nhân trong các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Khoảng 50.000 người Mỹ bị nhiễm HIV mỗi năm và khoảng 15.500 chết vì căn bệnh này trong năm 2010, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.

Dịch từ trang:

http://formularyjournal.modernmedicine.com/formulary-journal/news/new-hiv-drug-approved

Quốc Đạt
quocdatpharma@gmail.com







Nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu vẫn tiếp tục gia tăng


[  Ngày cập nhật:  15/8/2013 - 16h:7m GMT +7  ]
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp mặt hàng nguyên phụ liệu dược phẩm của Việt Nam trong nửa đầu năm 2013 với kim ngạch 70,9 triệu USD, chiếm 50,1% tổng kim ngạch, giảm 1,29% so với cùng kỳ. Kế đến là thị trường Ấn Độ với kim ngạch nhập 24,2 triệu USD, giảm 7,21%. Tuy đứng thứ 3 về kim ngạch chỉ đạt 10,6 triệu USD, nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ thị trường Áo lại tăng 143,07% - đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng mạnh.
Ngoài những thị trường kể trên Việt nam còn nhập khẩu từ các thị trường như Đức, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản…
Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 6 tháng năm 2013
ĐVT: USD
Thị trường
KNNK 6T/2013
KNNK 6T/2012
% so sánh
Tổng KN
141.382.048
131.943.921
7,15
Trung Quốc
70.950.462
71.877.026
-1,29
Ấn Độ
24.254.877
26.138.758
-7,21
Áo
10.607.086
4.363.715
143,07
Tây Ban Nha
5.323.060
3.834.896
38,81
Đức
4.353.311
4.846.699
-10,18
Pháp
3.561.941
2.618.146
36,05
Thụy Sỹ
3.166.442
2.148.137
47,40
Italia
2.722.892
2.055.253
32,48
Hàn Quốc
2.494.096
2.077.420
20,06
Anh
1.535.086
1.672.919
-8,24
Nhật Bản
479.514
344.108
39,35
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Theo nguồn Nhandannewspapaer, ước tính, cả nước mỗi năm sử dụng gần 70 nghìn tấn dược liệu, thuộc gần bốn nghìn loài thực vật, trong đó 90% là nhập khẩu, 80-85% được nhập qua đường tiểu ngạch.
Phó Cục trưởng Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, nguồn dược liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc theo con đường phi mậu dịch chiếm tỷ trọng lớn, nhiều loại dược liệu không rõ nguồn gốc, không rõ tiêu chuẩn, không có phiếu kiểm nghiệm chất lượng, một số dược liệu quý hiếm đắt tiền đã bị chiết xuất hết hoạt chất khi nhập về. Hơn nữa việc sử dụng lưu huỳnh để bảo quản thuốc quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người sử dụng. Việc đánh giá dược liệu chủ yếu dựa vào cảm quan, cạnh tranh quyết liệt trên thị trường về giá nên hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Tất cả các công ty, cơ sở kinh doanh và sản xuất dược liệu của nước ta đều phụ thuộc vào thị trường dược liệu Trung Quốc. Lý giải vấn đề này, Chủ tịch HÐQT Công ty CP Dược T.Ư Mediplantex cho rằng, vì Trung Quốc có nguồn dược liệu đa dạng, nền đông y lâu đời, quy hoạch hợp lý, có nhiều vùng đất rộng lớn với từng loại dược liệu khác nhau, đầu tư chiều sâu hoàn thiện từ quy trình trồng trọt, đến cải tạo giống, chế biến sau quy hoạch, nhất là có sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ và giá thành rất hợp lý.
Phần lớn các cơ sở chế biến thuốc từ dược liệu tại thành phố chỉ biết nơi bán dược liệu chứ không biết rõ nguồn gốc, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản. Việc mua bán dược liệu thường thông qua hóa đơn tài chính, giấy biên nhận và phiếu kiểm nghiệm mang tính hình thức, không thể hiện rõ chất lượng.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, các chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần sớm ban hành quy định trong việc lưu thông phân phối dược liệu nhập khẩu như: Quy định về bao bì, nguồn gốc, ngày đóng gói, hạn sử dụng, tên cơ sở đóng gói để việc quản lý chất lượng và nguồn gốc dược liệu được tốt hơn.
Theo Vinanet


Dân cần bác sĩ cứu người

TT - Tại hội nghị “Đào tạo nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long mở rộng” do Trường ĐH Y dược Cần Thơ tổ chức ngày 12-8 đã nêu thực trạng: tỉ lệ bác sĩ, dược sĩ trên số dân ở đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất cả nước. Song, điều đáng báo động hơn đó là chuyện chất lượng trong đào tạo nhân lực tại “vùng trũng về y tế” này.

Theo thông tin từ cuộc hội thảo, tại đồng bằng sông Cửu Long đang có thực trạng nở rộ các trường, cơ sở đào tạo bác sĩ, dược sĩ: chỉ trong hơn hai năm 2011-2013 có đến 11 cơ sở đào tạo ngoài công lập ra đời, tuyển sinh đều lấy điểm quá thấp, khi có trường chỉ 14 điểm!

Có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc 4-5 ngành, đào tạo cả bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng. Ngay từ bộ máy quản lý đã chông chênh: hiệu trưởng, hiệu phó không phải là dược sĩ, bác sĩ, kể cả trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sĩ, dược sĩ, vừa không nắm được chuyên môn, điều kiện giảng dạy không có gì, chương trình đào tạo lại chỉ hai buổi thứ bảy và chủ nhật. Thế nhưng các trường này đều được Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế cấp phép đào tạo (!?).

Ông Lê Hùng Dũng (phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ) cho rằng: “Tôi thấy rất nhức nhối. Đào tạo dược sĩ, bác sĩ gì mà lấy có 14 điểm. Đào tạo như vậy vừa tạo ra bất công, vừa tạo ra những bác sĩ sau này không thể khám chữa bệnh được”.

Quả thật không chỉ nhức nhối, mà càng nguy hiểm nếu so sánh giữa các sinh viên thi vào trường đại học y dược công lập trúng tuyển ở 25, 27 điểm, điều kiện học tập và chương trình đào tạo tương đối đầy đủ mà đôi khi còn cho ra trường không ít những bác sĩ chưa thể đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Vậy thì các trường ngoài công lập nêu trên với chất lượng đào tạo bát nháo sẽ cho ra đời một lớp bác sĩ dỏm.

Mà bác sĩ dỏm thì ai cũng biết, thật sự là nỗi ác mộng cho người bệnh. Dĩ nhiên, những ai đồng ý cho những bác sĩ tương lai có điểm thấp ở đầu vào lập luận rằng: để bổ sung bác sĩ cho vùng sâu vùng xa thì có thể ưu tiên thấp điểm một chút. Nhưng trên thực tế cho thấy rất nhiều bác sĩ loại ưu tiên này khi ra trường - kể cả bác sĩ hệ chuyên tu được đào tạo theo địa chỉ cho nhu cầu các tỉnh, huyện vùng sâu vùng xa - cũng tìm mọi cách để bám trụ lại thành phố!

Trong một hệ thống cơ sở khám chữa bệnh mà chất lượng bác sĩ “vàng thau lẫn lộn” cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nhân lực cho ”vùng trũng về y tế”, mà có thể còn kéo theo hàng loạt hậu quả trong lâu dài: một khi tai biến xảy ra sẽ gây mất lòng tin ở người bệnh, bệnh nhân cũng sẽ xin chuyển viện, đi khám vượt tuyến, đổ dồn về TP.HCM...

Cần xem lại việc dễ dãi cấp phép, phó mặc cho các trường chạy theo đồng tiền, chạy theo số lượng để cho ra đời một lớp bác sĩ kém chất lượng. Nên sớm chấn chỉnh, thậm chí chấm dứt hoạt động những trường trái ngành... mà đào tạo bác sĩ. Nguồn nhân lực y tế phải được đầu tư đúng chuẩn và đảm bảo chất lượng đào tạo, để cho ra đời thế hệ bác sĩ thật sự yêu nghề và có đủ năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của người dân: khám chữa bệnh cứu người.

KIM SƠN

Bệnh viện tuyến trên dùng nhiều thuốc kháng sinh


SGTT.VN - Ngày 15.8, tại hội thảo “hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị”, bộ Y tế đưa ra kết quả khảo sát về tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện.Theo đó, phần lớn các loại thuốc kháng sinh được bán không có đơn, trong đó chiếm 88% là ở các nhà thuốc thành thị và 91% là ở nông thôn. Theo một nghiên cứu của cục Quản lý khám chữa bệnh (bộ Y tế) về thực trạng sử dụng kháng sinh trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các khoa điều trị tích cực của 19 bệnh viện lớn thuộc Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM cho thấy, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp chiếm tới 74%. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh cao ở hầu hết các bệnh viện, trong đó có cả những kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền, làm tăng chi phí khám chữa bệnh, kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ tử vong.

L. HÀ

Đã chế ra vaccine sốt rét

Một loại vaccine chống sốt rét bắt chước hiệu ứng của muỗi đốt đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi bảo vệ 100% cho những tình nguyện viên tham gia - các nhà nghiên cứu vừa cho biết.
Loại vaccine được thử nghiệm có tên PfSPZ được công ty Sanaria có trụ sở ở Maryland, Mỹ chế tạo, chứa các động vật ký sinh sốt rét còn sống thu lượm được thông qua một quá trình cắt các tuyến nước bọt của muỗi hết sức tỉ mỉ.
Những vật ký sinh chưa trưởng thành này sau đó bị yếu đi do đó chúng không thể gây bệnh và được đưa vào một loại vaccine. Vaccine này sẽ được tiêm vào mạch máu của một người một số lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng.

Đã chế ra vaccine sốt rét

Loại vaccine mới thể hiện khả quan khi bảo vệ con người trước bệnh sốt rét

Tất cả 6 tình nguyện viên được tiêm 5 mũi vaccine liều cao này vào mạch máu đều phòng vệ được bệnh - theo kết quả được đăng tải trên tạp chí Khoa học của Mỹ.
6 trong số 9 tình nguyện viên trong một nhóm khách nhận 4 mũi vaccine trên với liều cao cũng kháng được bệnh sốt rét.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thị trường chưa có vaccine cho bệnh sốt rét – căn bệnh ảnh hưởng tới khoảng 220 triệu người năm 2010 và làm 660.000 người chết. Hầu hết những nạn nhân tử vong là trẻ em châu Phi. Đồng tác giả của nghiên cứu này là 2 nhà khoa học Hoffman và Robert Seder.
Các nhà khoa học cho biết sản phẩm này có thể bảo vệ con người trước bệnh sốt rét trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 tháng. Ngoài ra, loài thuốc này cũng cần thể hiện hiệu quả với tất cả các loại ký sinh sốt rét.

Một số thử nghiệm y tế dự kiến sẽ được tiến hành ở Tanzania, Đức và Mỹ. Theo ông Hoffman, sẽ mất khoảng 4 năm trước khi 1 loại vaccine có thể ra thị trường. Ông cho biết khoảng 110 triệu USD đã được đầu tư cho loại vaccine trên.

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/48297_Da-che-ra-vaccine-sot-ret.aspx#rssowlmlink