TT - Tại hội nghị “Đào tạo nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long mở rộng” do Trường ĐH Y dược Cần Thơ tổ chức ngày 12-8 đã nêu thực trạng: tỉ lệ bác sĩ, dược sĩ trên số dân ở đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất cả nước. Song, điều đáng báo động hơn đó là chuyện chất lượng trong đào tạo nhân lực tại “vùng trũng về y tế” này.
Theo thông tin từ cuộc hội thảo, tại đồng bằng sông Cửu Long đang có thực trạng nở rộ các trường, cơ sở đào tạo bác sĩ, dược sĩ: chỉ trong hơn hai năm 2011-2013 có đến 11 cơ sở đào tạo ngoài công lập ra đời, tuyển sinh đều lấy điểm quá thấp, khi có trường chỉ 14 điểm!
Có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc 4-5 ngành, đào tạo cả bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng. Ngay từ bộ máy quản lý đã chông chênh: hiệu trưởng, hiệu phó không phải là dược sĩ, bác sĩ, kể cả trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sĩ, dược sĩ, vừa không nắm được chuyên môn, điều kiện giảng dạy không có gì, chương trình đào tạo lại chỉ hai buổi thứ bảy và chủ nhật. Thế nhưng các trường này đều được Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế cấp phép đào tạo (!?).
Ông Lê Hùng Dũng (phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ) cho rằng: “Tôi thấy rất nhức nhối. Đào tạo dược sĩ, bác sĩ gì mà lấy có 14 điểm. Đào tạo như vậy vừa tạo ra bất công, vừa tạo ra những bác sĩ sau này không thể khám chữa bệnh được”.
Quả thật không chỉ nhức nhối, mà càng nguy hiểm nếu so sánh giữa các sinh viên thi vào trường đại học y dược công lập trúng tuyển ở 25, 27 điểm, điều kiện học tập và chương trình đào tạo tương đối đầy đủ mà đôi khi còn cho ra trường không ít những bác sĩ chưa thể đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Vậy thì các trường ngoài công lập nêu trên với chất lượng đào tạo bát nháo sẽ cho ra đời một lớp bác sĩ dỏm.
Mà bác sĩ dỏm thì ai cũng biết, thật sự là nỗi ác mộng cho người bệnh. Dĩ nhiên, những ai đồng ý cho những bác sĩ tương lai có điểm thấp ở đầu vào lập luận rằng: để bổ sung bác sĩ cho vùng sâu vùng xa thì có thể ưu tiên thấp điểm một chút. Nhưng trên thực tế cho thấy rất nhiều bác sĩ loại ưu tiên này khi ra trường - kể cả bác sĩ hệ chuyên tu được đào tạo theo địa chỉ cho nhu cầu các tỉnh, huyện vùng sâu vùng xa - cũng tìm mọi cách để bám trụ lại thành phố!
Trong một hệ thống cơ sở khám chữa bệnh mà chất lượng bác sĩ “vàng thau lẫn lộn” cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nhân lực cho ”vùng trũng về y tế”, mà có thể còn kéo theo hàng loạt hậu quả trong lâu dài: một khi tai biến xảy ra sẽ gây mất lòng tin ở người bệnh, bệnh nhân cũng sẽ xin chuyển viện, đi khám vượt tuyến, đổ dồn về TP.HCM...
Cần xem lại việc dễ dãi cấp phép, phó mặc cho các trường chạy theo đồng tiền, chạy theo số lượng để cho ra đời một lớp bác sĩ kém chất lượng. Nên sớm chấn chỉnh, thậm chí chấm dứt hoạt động những trường trái ngành... mà đào tạo bác sĩ. Nguồn nhân lực y tế phải được đầu tư đúng chuẩn và đảm bảo chất lượng đào tạo, để cho ra đời thế hệ bác sĩ thật sự yêu nghề và có đủ năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của người dân: khám chữa bệnh cứu người.
KIM SƠN
Theo thông tin từ cuộc hội thảo, tại đồng bằng sông Cửu Long đang có thực trạng nở rộ các trường, cơ sở đào tạo bác sĩ, dược sĩ: chỉ trong hơn hai năm 2011-2013 có đến 11 cơ sở đào tạo ngoài công lập ra đời, tuyển sinh đều lấy điểm quá thấp, khi có trường chỉ 14 điểm!
Có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc 4-5 ngành, đào tạo cả bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng. Ngay từ bộ máy quản lý đã chông chênh: hiệu trưởng, hiệu phó không phải là dược sĩ, bác sĩ, kể cả trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sĩ, dược sĩ, vừa không nắm được chuyên môn, điều kiện giảng dạy không có gì, chương trình đào tạo lại chỉ hai buổi thứ bảy và chủ nhật. Thế nhưng các trường này đều được Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế cấp phép đào tạo (!?).
Ông Lê Hùng Dũng (phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ) cho rằng: “Tôi thấy rất nhức nhối. Đào tạo dược sĩ, bác sĩ gì mà lấy có 14 điểm. Đào tạo như vậy vừa tạo ra bất công, vừa tạo ra những bác sĩ sau này không thể khám chữa bệnh được”.
Quả thật không chỉ nhức nhối, mà càng nguy hiểm nếu so sánh giữa các sinh viên thi vào trường đại học y dược công lập trúng tuyển ở 25, 27 điểm, điều kiện học tập và chương trình đào tạo tương đối đầy đủ mà đôi khi còn cho ra trường không ít những bác sĩ chưa thể đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Vậy thì các trường ngoài công lập nêu trên với chất lượng đào tạo bát nháo sẽ cho ra đời một lớp bác sĩ dỏm.
Mà bác sĩ dỏm thì ai cũng biết, thật sự là nỗi ác mộng cho người bệnh. Dĩ nhiên, những ai đồng ý cho những bác sĩ tương lai có điểm thấp ở đầu vào lập luận rằng: để bổ sung bác sĩ cho vùng sâu vùng xa thì có thể ưu tiên thấp điểm một chút. Nhưng trên thực tế cho thấy rất nhiều bác sĩ loại ưu tiên này khi ra trường - kể cả bác sĩ hệ chuyên tu được đào tạo theo địa chỉ cho nhu cầu các tỉnh, huyện vùng sâu vùng xa - cũng tìm mọi cách để bám trụ lại thành phố!
Trong một hệ thống cơ sở khám chữa bệnh mà chất lượng bác sĩ “vàng thau lẫn lộn” cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nhân lực cho ”vùng trũng về y tế”, mà có thể còn kéo theo hàng loạt hậu quả trong lâu dài: một khi tai biến xảy ra sẽ gây mất lòng tin ở người bệnh, bệnh nhân cũng sẽ xin chuyển viện, đi khám vượt tuyến, đổ dồn về TP.HCM...
Cần xem lại việc dễ dãi cấp phép, phó mặc cho các trường chạy theo đồng tiền, chạy theo số lượng để cho ra đời một lớp bác sĩ kém chất lượng. Nên sớm chấn chỉnh, thậm chí chấm dứt hoạt động những trường trái ngành... mà đào tạo bác sĩ. Nguồn nhân lực y tế phải được đầu tư đúng chuẩn và đảm bảo chất lượng đào tạo, để cho ra đời thế hệ bác sĩ thật sự yêu nghề và có đủ năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của người dân: khám chữa bệnh cứu người.
KIM SƠN