Ðình chỉ lưu hành thuốc trị bệnh dạ dày không đạt chất lượng


Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn số 14976/QLD-CL thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc thuốc omeprazole capsules 20mg; lô SX: 781111; ngày SX: 30/11/2011; HD: 30/11/2013; SĐK: VN-12591-11 do Công ty Sintez Joint Stock Company, Russia sản xuất; Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam nhập khẩu vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan trong môi trường acid và độ hòa tan trong môi trường đệm.

Theo đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam phối hợp với nhà sản xuất, phải gửi thông báo thu hồi của Cục Quản lý Dược tới những nơi phân phối, sử dụng thuốc và thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng này. Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm.
Thuốc omeprazole capsules 20mg được chỉ định dùng điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản trào ngược...
N.Hoàng

Xiết chặt quản lý thực phẩm chức năng



Quản lý và kiểm tra TPCN hiện còn nhiều bất cập.  
 
NDĐT- Quảng cáo rầm rộ, quá mức về thực phẩm chức năng (TPCN) là thuốc chữa “bách” bệnh; người tiêu dùng hiểu lầm và dùng tùy tiện; hơn 90% doanh nghiệp dược đang chạy theo sản xuất, phân phối TPCN và chế phẩm TPCN...Tất cả cho thấy, hành lang pháp lý về quản lý TPCN tại Việt Nam hiện chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập.
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc
Đó là tái khẳng định của Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), PGS-TS Lương Ngọc Khuê, tại hội thảo về “Vai trò của thực phẩm chức năng và công tác quản lý”.
TPCN xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 10 năm nay và phát triển rất nhanh từ năm đến sáu năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam đã có tới 10 nghìn sản phẩm chức năng các loại và hiện có gần một nghìn tám trăm doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm này. TPCN là ranh giới “giao thoa” giữa thực phẩm và thuốc, giống thực phẩm về bản chất nhưng khác về hình thức, giống thuốc về hình thức nhưng khác về bản chất. Trong khi đó, việc lừa dối trong quảng cáo TPCN khiến nhiều người tin TPCN chữa được các bệnh nan y, nên không tiếc tiền sử dụng trong thời gian dài. Dĩ nhiên, bệnh ngày càng nặng và khi đến bệnh viện thì đã quá muộn. Rõ ràng, chỉ vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp đã quên đi sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều người dân dễ dàng tin những lời “rỉ tai” của bạn bè, của người bán TPCN, nên tự ý sử dụng, mà không nắm được thông tin về bệnh học, cũng như sự tương tác giữa TPCN và thuốc, khiến việc điều trị không đạt được hiệu quả, thậm chí, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm, TS Trần Quang Trung cho biết, thời gian qua công tác quản lý TPCN còn nhiều bất cập. Nổi cộm là tình trạng kinh doanh đa cấp, lôi kéo nhiều người, thành phần tham gia tạo ra những kênh phân phối bát nháo, thậm chí lừa đảo. Với hình thức đa cấp, các “đại lý” dụ dỗ tuyên truyền người khác bằng cách thổi phồng công hiệu sản phẩm trị cả ung thư, HIV, trong khi có những sản phẩm chẳng khác gì ăn khoai, sắn… Đã đến lúc cơ quan chức năng phải nghiên cứu xây dựng, ban hành các văn bản để quản lý cho tốt, ông Trung nói.
Khảo sát của Cục An toàn thực phẩm năm 2011 cho thấy, tại một số thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có hơn 50% số người lớn sử dụng thực phẩm chức năng. Điều này cho thấy sử dụng thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe đã trở thành xu hướng toàn cầu trong thời đại hiện nay.
Tuy nhiên, phần đông người tiêu dùng trong nước vẫn chưa nhận thức được đúng công dụng của thực phẩm chức năng. Vì thế hoặc là họ ngại sử dụng hoặc sử dụng một cách thiếu khoa học. TPCN là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng các bộ phận cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh một số chế phẩm TPCN có chất lượng bảo đảm sự an toàn (đương nhiên phải dùng đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn), có nhiều chế phẩm giả trà trộn trên thị trường vừa bán rất đắt tiền vừa gây hậu quả bất lợi. Lấy thí dụ: sản phẩm là vitamin và chất khoáng, nếu nhà sản xuất đăng ký là thuốc thì sản phẩm đó phải bán trong nhà thuốc. Nhưng nếu đăng ký là TPCN (vì có thể tìm thấy vitamin và chất khoáng trong thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng như trong thực phẩm chức năng, khi đã được bổ sung, thay đổi liều lượng nhằm hỗ trợ sức khỏe) thì chế phẩm vitamin và chất khoáng, phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (phải đăng ký và nêu rõ các tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng biết).
Phó Cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), ông Nguyễn Thanh Phong, bức xúc nói: Khi thanh tra, kiểm tra, chúng tôi phát hiện có những sản phẩm thực tế công dụng là nâng cao sức đề kháng, nhưng lại quảng cáo chữa cả HIV, ung thư… Nếu như một người mắc bệnh ung thư, đáng lẽ phát hiện sớm họ có thể được điều trị bằng các phương pháp khoa học tiên tiến như: phẫu thuật, xạ trị, hoá trị… giúp người bệnh kéo dài cuộc sống, thậm chí có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Họ lại tin vào quảng cáo loại TPCN chữa ung thư… bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị. Tôi cho rằng, việc quảng cáo như vậy là một tội ác với người bệnh.
Thận trọng khi dùng thực phẩm chức năng
Nhờ quảng cáo rầm rộ, nhiều TPCN được xem là “thần dược” chữa bách bệnh. Thật ra đây là thực phẩm bổ sung, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có rất nhiều hạn chế chứ không phải có tác dụng “thần kỳ”. Như có người uống “dầu cá” suốt cả năm với hy vọng giúp mỡ trong máu tốt, nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipit đường huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesteron cao. Ở đây, người bệnh không biết dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã nhuốm bệnh gọi là tăng lipit huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipit đường huyết.
Cũng cần lưu ý, thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ hay phản ứng có hại giống như thuốc, thậm chí có thể gây dị ứng nặng nề nhất là sốc phản vệ. Vì vậy, cần thận trọng trong sử dụng thực phẩm chức năng.
PGS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học nói: “Tôi thấy lo ngại việc quảng cáo TPCN chưa kiểm soát được chặt chẽ. Tình trạng quảng cáo tràn lan, thái quá về công dụng hoặc nhập nhèm giữa hỗ trợ và điều trị khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Thế nhưng, việc giám sát, xử lý còn nhiều bất cập.”
Theo bác sĩ Đào Thị Hoa, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong nhiều sản phẩm quảng cáo của TPCN nói về vitamin A, D cho phụ nữ có thai và trẻ em, trong khi với phụ nữ có thai và trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, dùng quá liều vitamin A, D rất nguy hiểm.
Bà Hoa cho biết, nếu dùng quá liều đưa đến thừa vitamin A có thể gây quái thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau thai ở thai phụ, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.
Nếu dùng TPCN ngày uống một viên cần xem kỹ thành phần không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D, bà Hoa khuyến cáo.
Thực tế hiện nay, TPCN không bán theo kê toa mà bán qua tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm; một số công ty phân phối TPCN quảng cáo phóng đại gây ngộ nhận cho khách hàng về TPCN. Trong khi chờ các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát việc sản xuất, quảng cáo TPCN. Ngoài việc “thần thánh hóa” thực phẩm chức năng chữa bách bệnh, nhiều người còn có thói quen sử dụng vô tội vạ các loại thực phẩm này với quan niệm “không bổ ngang thì cũng bổ dọc”.
Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng TS, BS Lê Danh Tuyên có lời khuyên: “Rõ ràng TPCN tác dụng là sử dụng vi chất dinh dưỡng để bổ sung, phục hồi, bảo đảm chức năng nào đó của cơ thể. Tuy nhiên, người dân cần phải biết, dù các vi chất dinh dưỡng, chất khoáng rất cần cho cơ thể, nhưng cần ở mức độ nhất định, không thể dùng quá liều. Người tiêu dùng nên hiểu đúng về TPCN để sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên phòng, chống bệnh tật bằng nhiều phương pháp như: xây dựng chế độ ăn cân đối, dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách (tránh ăn uống quá thừa năng lượng, cần ăn nhiều rau quả, trái cây...), vận động hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh nghiện rượu, thuốc lá, phòng các bệnh viêm nhiễm, có cuộc sống lành mạnh giúp thư thái, lạc quan, yêu đời.
HOÀNG ANH

Đầu vào thấp, chất lượng đào tạo y, dược khó đảm bảo


Sự gia tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh cùng sự “bùng nổ” các cơ sở đào tạo trong ngành y, dược đang khiến nhiều người lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành này.


Hướng dẫn cho sinh viên Đại học Y Thái Nguyên thực tập tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Hàng năm chứng kiến lượng sinh viên ngành y các trường cao đẳng, trung cấp được gửi đến thực tập, bà M.H (nguyên bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết, sinh viên cao đẳng học đến năm cuối rồi mà việc gì bác sĩ cũng phải cầm tay chỉ việc. Thậm chí việc đơn giản như tiêm, bệnh viện cũng không dám để cho sinh viên thực hành trên bệnh nhân.

Theo thống kê của Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế, bên cạnh hơn 20 trường ĐH đào tạo nhân lực y tế với các chuyên ngành bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ thì cả nước có 35 trường CĐ y, dược đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, dược sỹ..., 44 trường trung cấp và 16 viện, bệnh viện đào tạo sau ĐH. Hàng năm, số sinh viên y, dược đều tăng, năm 2011 tăng gấp 7 lần năm 2003 và gấp đôi so với năm 2007.

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, điểm chuẩn trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa ở các trường ĐH công lập y dược luôn dẫn đầu trong các khối ngành đào tạo. Cụ thể, ĐH Y Hà Nội đưa ra điểm chuẩn là 26 điểm, ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, khoa Y (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) 24 điểm, ĐH Y dược Cần Thơ 23,5 điểm... Tuy nhiên, đối lập với bức tranh điểm trúng tuyển cao của các trường ĐH công lập là mức điểm thấp không ngờ vào các trường khối ngoài công lập. Thậm chí để tuyển được sinh viên, một số trường đã đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn. Cụ thể, ngành điều dưỡng và kỹ thuật y học bậc ĐH của ĐH Hồng Bàng có điểm chuẩn bằng điểm sàn khối B là 14 điểm. Ngành điều dưỡng, y tế cộng đồng của ĐH Thăng Long cũng chỉ đưa ra điểm trúng tuyển khối A, A1 là 14 điểm. Trường ĐH Tây Đô (Cần Thơ) ngành dược sĩ ĐH (khối A, B) và điều dưỡng (khối B) đều có điểm chuẩn trúng tuyển bằng sàn.

Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết, so với bất cứ ngành đào tạo nào hiện nay thì ngành khoa học về sức khỏe cần có sự tuyển chọn đầu vào rất cẩn thận. Từ thực tế giảng dạy trong một trường, có thể nhận thấy giữa các ngành với điểm đầu vào khác nhau, năng lực của sinh viên đã có sự chênh lệch khá lớn. Có thể hiểu việc phải khắt khe với đầu vào ngành y, dược của các cơ sở đào tạo trong nước là do những bất cập trong chương trình đào tạo. 
Ông Nguyễn Hữu Tú cũng chỉ ra ở nhiều nước phát triển, để được hành nghề bác sĩ đa khoa, sinh viên phải được đào tạo theo một chương trình y khoa được kiểm định và công nhận bởi cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia, phải thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề. Còn để trở thành bác sĩ chuyên khoa, họ còn phải học thêm ít nhất 2 năm tại cơ sở đào tạo chuyên khoa. Trong khi đó, ở Việt Nam, học sinh phổ thông thi đỗ ĐH y, sau 6 năm học, có bằng bác sĩ đa khoa là có thể hành nghề.

Trong khi chưa thể áp dụng cách thức siết chặt đầu ra, ông Nguyễn Hữu Tú cho rằng, để tránh lãng phí trong đào tạo và những hậu quả lâu dài đối với lĩnh vực đào tạo đặc biệt này thì việc thu hút đầu vào có đủ năng lực học tập là một yếu tố quan trọng.

Dự báo của ngành y tế, tới năm 2020, dù lượng sinh viên ra trường gấp hai lần hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực y tế. Đây chính là lý do hiện nay nở rộ các cơ sở, khoa ngành đào tạo nhân lực liên quan đến sức khỏe hiện nay. Vấn đề là chất lượng đào tạo của các cơ sở này khó có thể khẳng định khi chưa có đơn vị kiểm định độc lập.

Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế sẽ thành lập đơn vị kiểm định, tổ chức kiểm định các chương trình giáo dục, hỗ trợ các trường để đạt được chuẩn, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, qua đó tiến hành xếp hạng các trường, để sinh viên trường y ra trường xứng đáng là thầy thuốc.

Bảo Anh - Lê Vân

Ngày càng khó nhận biết thuốc giả, thuốc kém chất lượng!


Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nhận định, tình hình thuốc giảm thuốc kém chất lượng hiện nay diễn biến hết sức phức tạp. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được.

Gần 1.000 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn

Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu và việc ứng dụng khoa học công nghệ như hiện nay khiến cho công tác phòng chống thuốc giả ngày càng trở nên phức tạp.

Theo TS Nguyễn Tuấn Dũng, ĐH Y dược Thành phố HCMcho biết, việc phát triển mạng internet khiến thuốc giả được bán bằng phương thức này ngày càng nhiều. Theo một  thống kê chưa chính thức thì tỷ lệ thuốc giả bán trên mạng internet chiếm từ 44-90%. Đặc biệt, có tới 67% những người đàn ông mua thuốc qua mạng internet mà không có đơn.

Ở Việt Nam, từ số liệu của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, số lượng thuốc giả đã phát hiện trong năm 2011 là 31 mẫu trong đó 11 mẫu thuốc tân dược và 20 mẫu thuốc đông dược. Số thuốc trên bao gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước và chiếm 0,09% mẫu lấy để kiểm tra chất lượng.

Cũng trong năm 2011 trong số 48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng thì có đến 940 mẫu không đạt tiêu chuẩn.

Bà Nguyễn Thị Trúc Vân – Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh dẫn chứng, năm 2011, tỷ lệ thuốc giả thuốc kém chất lượng Viện đã kiểm nghiệm tại thị trường các tỉnh phía Nam chiếm tỷ lệ gần 12%, với 85 mẫu trong tổng số hơn 700 mẫu thuốc được lấy để kiểm tra. Số thuốc giả và thuốc kém chất lượng đã tăng lên gần 13% trong ba quý vừa qua.

Trong 9 tháng đầu năm, Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 571 mẫu thuốc và đã phát hiện 71 mẫu thuốc giả và kém chất lượng. Trong đó, thuốc làm giả và kém chất lượng nhiều nhất là đông dược và dược liệu (28 mẫu), đứng thứ hai là thuốc tân dược nhập khẩu (25 mẫu) và đứng thứ ba là thuốc tân dược sản xuất trong nước.

Nhiều loại thuốc giả đã được phát hiện như Ampicillin (Pháp), đông dược có trộn Paracetamonl, Prednisolon (Singapore), Nimesulid (Ấn Độ)…

Thuốc giả có thể gây chết người

Đánh giá về mức độ gây hại của thuốc giả, Thứ trưởng Quang cho hay, thuốc giả gây hại ở cả hai phương diện. Thứ nhất nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà sản xuất, của các hãng dược phẩm chân chính. Thứ hai nó gây tác hại cho chính người dùng thuốc. Nếu thuốc giả không chứa dược chất hoặc chứa không đủ hàm lượng dược chất, người bệnh sử dụng có thể làm bệnh nặng thêm và thậm chí dẫn tới tử vong.

Nguy hiểm hơn, thuốc giả có chứa các chất độc gây nguy hiểm, người dùng bị tai biến, dẫn đến chết người.

Phó giáo sư Nguyễn Đăng Hòa, Phó hiệu trưởng trường Đại học Dược cho hay, thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là khi sử dụng thì bác sỹ và người bệnh gặp thất bại trong điều trị, tăng độc tính, tăng kháng thuốc, thậm chí cả tử vong.

Ông Hòa cảnh báo, nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lại lên đến 1/10. Trong đó đáng nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc.

Vì vậy việc tăng cường nhận thức và cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng thuốc giả được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu và có tính bền vững hiện nay.

Cách thức nhận biết thuốc giả
 Ngày càng khó nhận biết thuốc giả, thuốc kém chất lượng!
Tại hội thảo quốc tế "Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động," diễn ra ngày 29-30/10 tại Hà Nội, ông Wilfird Rogé - Học viện quốc tế về chống thuốc giả của Pháp khuyến cáo người dân những cách thức để nhận biết thuốc giả.

Theo ông Wilfird Rogé, thuốc giả thường có giá thấp bất thường, số lô và hạn dùng không phù hợp với những người sử dụng theo cách thông thường.

Chẳng hạn như những hộp thuốc giả thường đẩy ngày hết hạn của hộp thuốc lâu hơn. Bên cạnh đó, thuốc giả không thể thiết lập được kênh phân phối, bao bì và hạn dùng của hộp thuốc không thực hiện theo đúng quy định.

Đặc biệt, người tiêu dùng cần đọc kỹ những cảnh báo và tác dụng phụ kèm theo mỗi hộp thuốc. Thông thường, thuốc làm giả hay có báo cáo tác dụng không mong muốn mới trên một bệnh nhân hay báo cáo trên một bệnh nhân liên quan đến khiếm khuyết về chất lượng thuốc. Đó là những dấu hiệu cần thiết để người dân phát hiện ra thuốc giả./.

Theo Thuỳ Giang
 Vietnamplus

Thực phẩm chức năng: Kê đơn hay không kê đơn?


Dân trí) - Mặc dù còn nhiều bất cập, khẳng định luật không cho kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc là đúng nhưng nhiều chuyên gia và cả đại diện một số cơ quan chức năng đang kiến nghị Bộ Y tế xem xét để bác sĩ hướng dẫn người bệnh sử dụng TPCN.

Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng TPCN trong một đơn khác
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP. Ảnh: H.Hải 

Tại hội thảo mới đây về Vai trò của TPCN và công tác quản lý, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), khẳng định rằng: “TPCN không phải là thuốc, còn quy chế Bộ Y tế ban hành là quy chế kê đơn thuốc. Đơn là đơn thuốc chứ không phải đơn thực phẩm chức năng. Việc đưa ra quy định là để quản lý an toàn sử dụng thuốc. Thuốc thì phải quản lý theo quy chế”.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, đồng tình với quan điểm này: “Việc Luật quy định không được kê đơn TPCN vào đơn thuốc là đúng” nhưng cho rằng “Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng trong một đơn khác, hay trong sổ y bạ”.

Theo ông Trung, điều đó rất quan trọng, tránh việc người bệnh dùng bừa bãi, có thể gây hại. “TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe, hỗ trợ cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví như nhóm vitamin là hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải là thuốc. Hay đối với những bệnh nhân ung thư, TPCN chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị, quá trình sử dụng hóa chất, quá trình tia xạ, tăng cường sức đề kháng để chống đỡ bệnh tật, chứ không phải thuốc điều trị ung thư. Với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng, gọi là kê đơn, nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị”, ông Trung giải thích.

Trước lo ngại của nhiều người, nếu cho phép kê đơn TPCN thì liệu có xảy ra tình trạng doanh nghiệp cầm tay bác sĩ kê đơn, ông Trung cho rằng, khi đã kê đơn thì người thầy thuốc phải có trách nhiệm về đơn của mình và với chính lương tâm của họ.

Phải minh bạch kê đơn TPCN và thuốc
GS Phạm Gia Khải, Hội tim mạch Việt Nam đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu kỹ vai trò của thực phẩm chức năng như thế nào. Nhu cầu sử dụng TPCN là có thật nên không thể buông lơi cho người dân thường muốn dùng cái gì cũng được mà phải hướng dẫn người dân cái gì có lợi, cái gì không có lợi. Thực tế nhiều người tùy tiện dùng và bị dị ứng TPCN do sản phẩm không phù hợp với thể trạng. Do đó, có sự hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc rất quan trọng, sẽ giảm bớt nguy cơ này vì được theo dõi.

GS Khải cho rằng, TPCN có vai trò quan trọng, nhưng người bác sĩ phải hiểu biết và minh bạch trong kê đơn. Ảnh: H.Hải

“Tôi thông cảm với bộ y tế chưa cho phép ghi, nhưng người dân vẫn lao vào dùng. Có tác dụng như thế nào họ mới dùng? Có một số người là nạn nhân, nhưng nhiều người không phải là nạn nhân. Vì thế, cơ quan hữu trách cần phải nghiên cứu về vấn đề này, khuyến cáo loại nào dùng được, loại nào không từ đó làm cơ sở cho bác sĩ. Và người kê đơn cũng phải là người hiểu biết về sản phẩm, hiểu biết tổng thể về thể trạng bệnh nhân chứ không phải ai cũng giống ai”, GS Khải nói

Tuy nhiên, thực tế nhiều thầy thuốc cũng chưa rõ về sản phẩm họ tư vấn cho người bệnh, điều này là vì thiếu kiến thức và rất nguy hiểm.

GS Khải cũng cho rằng, khi tư vấn dùng TPCN cho người bệnh cũng phải rất linh hoạt. “Ta không nên cấm bởi bắt người có điều kiện kinh tế phải chịu như người không có tiền, không dùng các loại thuốc hỗ trợ là không công bằng. Vì thế, bác sĩ phải minh bạch trong kê đơn thuốc và TPCN. Người bác sĩ phải hướng dẫn cụ thể cho họ. Tôi tin, người bác sĩ có tâm luôn biết cái nào là chính, cái nào là phụ, thuốc là thuốc và TPCN là thực phẩm chức năng, không thể đánh đồng”.
GS Khải cũng cho rằng, việc cấm kê đơn TPCN Bộ Y tế chỉ nên duy trì ở thời gian nhất định, không nên thấy có bất lợi là cấm mãi và việc điều chỉnh như thế nào Bộ Y tế nên tham vấn ý kiến các chuyên gia.

Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng: đơn thuốc chứ không phải đơn thực phẩm chức năng nên không thể kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Bộ Y tế ghi nhận những kiến nghị này và thời gian tới sẽ có sự điều chỉnh về mặt kỹ thuật cho đúng. Ngoài ra, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ ra thông tư hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm chức năng, quảng cáo… và sẽ quản lý chặt chẽ TPCN, đảm bảo giữ ổn định, phát triển nhưng trong quỹ đạo.




Phó giáo sư Trần Đáng, nguyên Cục trưởng An toàn Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng, cho rằng, hiện nay nhiều người đang đối mặt với “nạn đói vi chất” bởi các nguyên tố vi lượng, vitamin, hoạt chất sinh học không được cung cấp đầy đủ từ thực phẩm. Trong khi đó, những cái này hoàn toàn có thể bổ sung từ nguồn TPCN.



Cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng các số liệu cho thấy, người Việt Nam có “nạn đói vi chất” khi mà các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể luôn bị thiếu do không bổ sung đủ từ nguồn thực phẩm, ví như vitamin A, kẽm, canxi…




Hồng Hải

Không kiểm soát nổi thuốc giả


Thuốc giả không chỉ được phát hiện nhiều tại các nhà thuốc tư nhân, dược liệu nhỏ lẻ mà đã thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp như công ty, bệnh viện…
Sử dụng thuốc nên theo tư vấn, kê đơn của bác sĩ

Tình trạng thuốc giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp. Thuốc giả không chỉ được phát hiện nhiều tại các nhà thuốc tư nhân, dược liệu nhỏ lẻ mà đã thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp như công ty, bệnh viện…

Thuốc giả vào cả nhà thuốc bệnh viện
Theo thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và báo cáo từ các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc địa phương, số lượng thuốc giả phát hiện trong năm 2011 là 31 mẫu, trong đó có 11 loại tân dược và 20 loại đông dược, bao gồm cả thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước, chiếm tỷ lệ 0,09% mẫu lấy để kiểm tra.

Số liệu này chưa gồm các mẫu thuốc giả mạo do cơ quan công an, Quản lý thị trường phát hiện. Cũng trong năm 2011, trong số 48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm có tới 940 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Với hàng trăm nghìn mẫu thuốc đang lưu hành trên thị trường thì vài trăm mẫu thuốc giả được phát hiện mỗi năm như thống kê này rõ ràng chẳng thấm vào đâu.

Tuy nhiên, một báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh trình bày tại Hội thảo quốc tế “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động” do trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức ngày 29-10, vấn đề thuốc giả thực tế trầm trọng hơn rất nhiều.

Cụ thể, năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh có 134 mẫu thuốc giả trên tổng số 813 mẫu được xét nghiệm (chiếm 16,48%). Năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống song vẫn chiếm 12% với khoảng 85/ 712 mẫu được kiểm nghiệm là thuốc giả.

Còn năm 2012, tính đến hết tháng 9, Viện này cũng phát hiện 71 mẫu thuốc giả trên 571 mẫu xét nghiệm (chiếm 12,61%)… Tính chung trên thế giới, hiện thuốc giả đang chiếm tới 10% thị trường dược phẩm, doanh thu từ thuốc giả lên đến 45 tỷ euro/năm.

Bà Nguyễn Thị Trúc Vân, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh cho biết, thuốc giả chiếm tỷ lệ cao nhất tại thị trường nước ta vẫn là đông dược và dược liệu, sau đó đến tân dược nhập khẩu, cuối cùng là tân dược sản xuất trong nước.

Thuốc giả không chỉ tồn tại trong các nhà thuốc tư nhân, các cơ sở kinh doanh dược liệu nhỏ lẻ, mà hiện nay nó đã thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp như các công ty, nhà thuốc BV…

Gây hại nghiêm trọng
PGS.TS Nguyễn Đăng Hòa, phó Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, thuốc giả không chỉ bao gồm các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng mà còn có thể gồm cả các yếu tố thành phần quá mạnh hoặc quá yếu, thiếu các thành phần chính, được sản xuất từ các thành phần nguy hiểm, nhiễm chất lạ hoặc chất độc, được sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh hoặc không vô khuẩn, được dán nhãn, cất giữ hay bảo quản không đúng cách, quá hạn sử dụng…

Dù có nhiều dạng khác nhau song hậu quả mà thuốc giả mang lại rất nghiêm trọng, nhẹ thì làm thất bại trong điều trị, nặng hơn làm tăng độc tính của bệnh, tăng kháng thuốc, thậm chí tử vong. Ông Hòa nhấn mạnh, nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì thuốc giả lên đến 1/10 trường hợp.

Theo các nghiên cứu, thuốc giả tại các nước phát triển thường là các thuốc đắt tiền như hormone (cường dương), steroide (chống viêm), kháng histamine (chống dị ứng). Còn ở các nước đang phát triển thì thuốc giả gặp nhiều nhất là các thuốc được sử dụng nhiều như thuốc chống sốt rét, thuốc kháng lao, chống HIV...

Đáng chú ý, 50% thuốc giả được bán bất hợp pháp trên mạng Internet. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng của các loại thuốc “xách tay” cũng rất khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Viên, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc phát hiện thuốc giả vô cùng khó khăn do tình trạng mua bán lòng vòng, mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn đang diễn biến phức tạp.

Cùng đó, phương pháp lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thuốc cũng chưa hiệu quả. Một số chủ nhà thuốc dù có phát hiện thuốc giả cũng không thông báo cho cơ quan quản lý vì sợ ảnh hưởng đến uy tín. Ngoài ra, các biện pháp xử phạt khi phát hiện thuốc giả vẫn còn nhẹ, chưa nghiêm.

Theo Nguyễn Phan
ANTĐ

Mỳ ăn liền Hàn Quốc chứa chất gây ung thư

Thương hiệu mỳ ăn liền lớn Nongshim tại Hàn Quốc vừa bị phát hiện chứa chất benzopyrene độc hại trong gói bột súp. Các loại mỳ này đã bị thu hồi và đình chỉ sản xuất.

Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc (KFDA) hôm thứ tư thông báo đã tìm thấy chất benzopyrene trong gói bột súp của 6 nhãn hiệu mỹ ăn liền do công ty Nongshim sản xuất, như mỳ Neoguri và Sang Sang. Chất này được biết đến gây ung thư da, bàng quang và phổi.

Mỳ Neoguri do hãng Nongshim sản xuất được thông báo có chứa chất benzopyrene trong gói bột súp. Ảnh: blogs.ocweekly.


KFDA cũng cho biết hàm lượng benzopyrene trong bột súp là vô hại vàkhông đủ để gây ung thư, vì chỉ đạt chưa đầy 1 phần 10 nghìn so với lượng benzopyrene thường có trong thịt nướng.

Tuy vậy, nỗi lo của người tiêu dùng vẫn cao đến mức, hôm qua, cơ quan này đã phải yêu cầu ngừng bán các sản phẩm trên.

"Mặc dù lượng benzopyrene không đủ để gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, chúng tôi vẫn quyết định thu hồi các sản phẩm đang gây lo ngại", người phát ngôn của KFDA cho biết.

Một giáo sư từ Bệnh viện Y tế Gangbuk Samsung cũng cho rằng lượngchất độc nói trên là rất nhỏ so với khi ăn thịt nướng. "Ngay cả nếu bạn ăn trong thời gian dài, nó cũng không dẫn đến ung thư", ông này nói.

Những thông tin xoa dịu này không làm vợi bớt nỗi lo lắng đang lan cả ra các nước xung quanh. Các quan chức Y tế Đài Loan đã yêu cầu thu hồi các sản phẩm nhập khẩu của Nongshim.

T. An (theo Arirang News)


Việt Nam nhập khẩu 90% nguyên liệu sản xuất thuốc



Ngày 26/10, tại hội thảo toàn quốc Hóa dược phẩm Việt Nam-tiềm năng và triển vọng được tổ chức tại Đà Nẵng, Cục Hóa chất - Bộ Công thương cho biết, sản xuất thuốc chữa bệnh trong nước chỉ đáp ứng được 50% lượng tiêu thụ của 90 triệu dân. Đặc biệt, trong 1.000 hóa dược đang sử dụng trên thế giới hiện nay, nước ta chưa có đóng góp nghiên cứu nào.
Theo ông Lưu Hoàng Học, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, ngành hóa dược Việt Nam mới sản xuất ở quy mô nhỏ, ở 3 nhóm sản phẩm thiết yếu là: terpin hydrat, một số dẫn chất armisinin và kháng sinh ampicilin, amoxicilin.

Ngoài ra, do 90% nguyên liệu đều phải nhập khẩu nên việc sản xuất thuốc hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Theo ông Học, nước ta có nguồn dược liệu, tài nguyên phong phú nhưng chưa xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất thuốc.
Cục Hóa chất cho biết, đến năm 2020 ngành hóa dược Việt Nam sẽ tập trung mở rộng công suất nhà máy sản xuất Sorbitol lên 20.000 tấn/ năm; sản xuất 1.000 tấn pecnicilin/ năm bằng công nghệ lên men; xây dựng nhà máy sản xuất vitamin C với công suất 1.000 tấn/ năm và một số thuốc thiết yếu khác.


SƠN TÙNG


Một số nước tạm ngừng lưu hành văcxin ngừa cúm Novartis



Ảnh: swissinfo.

Sau Italy, Đức và Thụy Sĩ, đến lượt Canada tạm ngừng lưu hành văcxin ngừa cúm do công ty Novartis của Thụy Sĩ sản xuất, do nghi ngờ có lắng cặn protein virus trong vài mẻ thuốc.

Một số quốc gia trong nhóm này chỉ ngừng lưu hành vài loại văcxin ngừa cúm của Novartis, trong khi Đức cho thu hồi hầu hết các loại để kiểm tra.

Vụ việc được phát hiện tại Italy, nơi có một chi nhánh công ty của Novartis. Phát ngôn viên của hãng dược khổng lồ cho biết việc tìm thấy các cục cặn protein nhỏ của virus trong văcxin không có gì là bất thường, các sản phẩm của họ đã qua khâu kiểm tra chất lượng và cho tới nay chưa có dấu hiệu gây tác dụng ngược nào. Kết quả điều tra có thể có trong vài ngày tới.

T. An (theo thestar.com)

6 viện hàn lâm bác bỏ nghiên cứu ngô GM gây ung thư

Nghiên cứu kết luận ngô biến đổi gene (GM) gây ung thư đối với chuột đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm chỉ là một sự kiện khoa học sai lầm.

Đó là tuyên bố cam kết của 6 Viện hàn lâm khoa học Pháp, gồm Viện hàn lâm Nông nghiệp, Y học, Dược, Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Thú Y, được phát biểu hôm 19/10.

Theo các viện khoa học này, kết luận ngô biến đổi gene NK603 gây ung thư ở chuột, không khác gì thuốc diệt cỏ, được nhà khoa học Gilles-Eric Seralini tại Đại học Caen công bố hồi tháng 9/2012 gây chấn động ở Châu Âu, là không đáng tin cậy.
Nghiên cứu ngô biến đổi gene NK603 gây ung thư chuột là sai lầm?

Các nhà khoa học đã cáo buộc Seralini cố tình kết nối các phương tiện truyền thông để khuếch trương phát hiện của mình. Nhưng nghiên cứu của Seralini rất kém chất lượng và đầy khoảng trống, sai lệch. Ngay sau đó, chính phủ đã mở một cuộc điều tra chính thức về nghiên cứu với sự tham gia của 6 Viện hàn lâm khoa học Pháp.

Kết quả cho thấy, nghiên cứu của Seralini thiếu về phương pháp và các giải thích cũng như các dữ liệu đưa ra chưa đủ để bác bỏ lại nghiên cứu trước đó cho rằng ngô NK603 vô hại đối với cả con người và động vật. Nghiên cứu của Seralini bị cáo buộc dùng để thổi phồng danh tiếng và có thể đã phạm tội nghiêm trọng khi reo rắt sợ hãi trong công chúng khi đưa ra kết luận mà chưa hề có cơ sở chắc chắn.

Nghiên cứu đó đã sai lầm khi dựa trên cứ liệu nghiên cứu 100 con chuột chia thành 10 nhóm đực và cái trong khoảng thời gian 2 năm, trong khi tiêu chuẩn nghiên cứu tác động của cây trồng biến đổi gene trên động vật chỉ có 90 ngày. Kết quả phân tích cũng cho thấy không thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm chuột ăn thực phẩm là ngô NK603 và các thực phẩm khác.

Hiện Seralini chưa có phản ứng gì đối với bình luận trên của các Viện hàn lâm.

Bài thuốc chữa tắt dục

Tắt dục ở nam giới có thể chữa bằng thuốc, bổ sung testosterone, tập thể dục thể thao, sống lành mạnh. Ngoài ra, nên dùng những món ăn bài thuốc có hiệu quả và an toàn

Ham muốn tình dục bị giảm sút ở nam giới là chỉ trạng thái mức độ thể hiện hành vi tình dục giảm thấp và khả năng sinh hoạt tình dục yếu đi. Ham muốn tình dục chịu sự ức chế ở những mức khác nhau. Nếu kích thích hợp lý trong thời gian dài mà không có ham muốn tình dục, gọi là không tình dục. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa sự thay đổi ham muốn tình dục ở cá thể khác nhau và sự tăng lên của tuổi tác.


Nên khám ở các phòng khám nam khoa để biết tình trạng tắt dục và có cách chữa trị thích hợp
Ảnh: NGỌC DUNG 
Nguyên nhân phức tạp
Hiện tượng ham muốn tình dục dần dần giảm sút theo sự tăng lên của tuổi tác không thể coi là một căn bệnh mà chỉ là sự thay đổi sinh lý của phản ứng tình dục ở nam giới.
Nguyên nhân dẫn tới giảm sút ham muốn tình dục rất phức tạp, có thể vì chất của các cơ quan, cũng có thể là do chức năng. Tuổi tác tăng kèm theo nhiều bệnh suy nhược, thiếu sự rèn luyện, chức năng của lớp vỏ đại não bị rối loạn, mức độ của testosterone giảm thấp hay một số bệnh chướng ngại chức năng nội tiết, các bệnh của hệ thống sinh dục nam giới... đều làm ham muốn tình dục giảm sút.

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, sau 40 tuổi, ham muốn tình dục, số lần sinh hoạt tình dục và độ cương cứng của dương vật đều giảm so với trước. Đến khoảng 50 - 60 tuổi, người ta càng thể hiện rõ sự tắt dục. Ngoài ra, có thể do mắc bệnh mang tính toàn thân, tình trạng dinh dưỡng không đủ, sức khỏe suy nhược, ham muốn tình dục cũng nhạt đi.

Chức năng lớp vỏ đại não rối loạn cũng làm tăng thêm sự ức chế đối với hưng phấn tình dục. Khi ức chế cao độ thì cả quá trình của chức năng tình dục sẽ bị ảnh hưởng. Sự rối loạn của trạng thái tâm lý tinh thần cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục.

Chướng ngại chức năng nội tiết như mức độ testosterone giảm, chức năng tuyến giáp giảm, chức năng tuyến tụy giảm có thể khiến những kích thích vốn có hiệu quả không thể tạo ra hưng phấn tình dục đầy đủ đối với cơ quan sinh dục và phản xạ tình dục, dẫn đến chướng ngại chức năng tình dục.

Các bệnh thuộc hệ thống sinh dục ở nam giới như sa cơ quan sinh dục, bệnh thoái vị bẹn thường gây khó khăn khi giao hợp hoặc không có cách nào tiến hành giao hợp, lâu dần cũng dẫn tới tình trạng giảm sút ham muốn tình dục.

Một số loại thuốc cũng có thể khiến ham muốn tình dục bị giảm sút như thuốc chống cao huyết áp.

An toàn hơn với các bài thuốc

Khi ham muốn tình dục bị giảm sút, có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, liệu pháp dùng các món ăn, bài thuốc cũng mang lại hiệu quả và an toàn hơn.
Dưới đây là bài thuốc “rượu ôn thận trợ dương” có thể chữa trị ham muốn tình dục bị giảm sút ở nam giới.

- Nguyên liệu: Sâm cao ly 20 g, hoàng kỳ 40 g, long nhãn 9 quả, dâm dương hoắc 50 g, nhục thung dung 30 g, phục linh 40 g, câu kỷ tử 50 g, cam thảo 20 g, rượu trắng 2,5 lít, đường phèn 200 g, mật ong 100 g, hạt mã đề đã tách dầu 5 g.

- Cách làm và sử dụng: Nhặt bỏ tạp chất trong các vị thuốc, rửa sạch bụi đất, sâm cao ly ngâm nước nóng cho mềm, thái lát. Ngâm các vị thuốc, rượu, mật ong, đường phèn vào trong một bình kín từ 15 ngày trở lên là có thể uống được.

Cách uống: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 200 ml, uống trước khi ăn hoặc lúc đói. Rượu này hằng ngày uống ít, không nên uống quá nhiều. Chỉ uống rượu cho đến khi thấy có hiệu quả thì giảm dần về lượng, không nên dùng lâu ngày.

Theo Lương y HOÀI VŨ (NLĐ)

Dị ứng thuốc, bé trai 7 tuổi bị bong tróc da toàn thân

Bệnh viện Nhi Nghệ An tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Trần Xuân Bách (SN 2005) đang là học sinh lớp 2 trú tại xóm 5, xã Thanh Đồng (Thanh Chương, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng bỏng, loét toàn thân do dị ứng thuốc.
Toàn thân cháu Bách bị bong tróc da do dị ứng thuốc


Được biết, cách đây khoảng 2 tuần, cháu Bách bị cảm, sốt và mẹ cháu đã tự ý mua thuốc Paracetamol về để điều trị cho cháu tại nhà. Sau khi uống thuốc với liều lượng 1 viên (theo lời khuyên của chủ cửa hàng thuốc), cháu Bách có biểu hiện đỏ môi và sau đó 2 tiếng thì nổi các phỏng nước ở tay và chân. 2 ngày sau cháu được đưa đến bệnh viện huyện.
Với những triệu chứng trên, tại bệnh viện huyện các bác sỹ nghi ngờ cháu Bách mắc bệnh tay – chân - miệng nhưng qua kiểm tra thì không phải, sau đó, các bác sỹ lại nghi là cháu Bách bị lên thủy đậu. Sau khi nằm điều trị về hai căn bệnh này không có dấu hiệu thuyên giảm, cháu Bách đã được chuyển lên bệnh viện Nhi Nghệ An.

Đã 7 ngày nằm điều trị, 
nhưng toàn thân cháu Bách vẫn bị tổn thương nặng nề


Khi nhập viện, cháu Bách trong tình trạng sốt nhẹ không điển hình, tỉnh táo, toàn bộ da bong vẩy, lở loét, chảy nước như bỏng vôi. Các bác sỹ đã chẩn đoán cháu bị dị ứng thuốc Paracetamol (do cơ địa) hay còn gọi là hội chứng Steven Jhonson. Bệnh viện đã thường xuyên “nối máy” để trưng cầu ý kiến các chuyên gia đầu ngành, phối hợp với tổ chức HAIVN (một chương trình của Đại học Y Harvard tại Việt Nam) để tìm hướng điều trị thích hợp cho cháu Bách.

Chị Nguyễn Thị Thúy Huyền (mẹ của cháu Bách) chia sẻ: “Không ngờ chỉ vì một viên thuốc mà con tôi phải chịu đau đớn, gia đình tôi lại khổ như thế này. Từ hôm con vào viện, cả tôi và chồng đều vào viện để chăm con, còn đứa con út đang học mẫu giáo phải nhờ ông bà ngoại”.

Hai mẹ con cháu Bách tại bệnh viện


Cho đến ngày hôm nay bệnh nhi Trần Xuân Bách đã điều trị tại Khoa Truyền nhiễm đã 7 ngày, toàn thân vẫn tổn thương nặng nề. Các bác sỹ cho hay, việc chống nhiễm trùng là vô cùng quan trọng đối với trường hợp của Bách và phải chờ thời gian từ 2 đến 3 tuần nữa thì mới có thể khẳng định rõ về kết quả điều trị.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=487938#ixzz2A5EhJgQo
http://www.xaluan.com/

Trung Quốc ban hành quy định về hóa mỹ phẩm cho trẻ em

Nhằm cải thiện các tiêu chuẩn an toàn trong hóa mỹ phẩm dành cho trẻ em, ngày 22-10, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm quốc gia Trung Quốc (SFDA) đã công bố hướng dẫn thực thi việc đăng ký và cấp phép đối với mặt hàng này.

Hướng dẫn của SFDA yêu cầu các hóa mỹ phẩm như vậy cần phải giảm tối đa một số thành phần mà trong quy định nêu rõ “tránh sử dụng hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu các chất tạo màu, chất khử trùng hay chất có tác dụng ở bề mặt”. Những thành phần có tác dụng làm trắng, trị mụn, gây rụng lông tóc, làm khô, khử mùi, uốn và nhuộm tóc... cũng được quy định là không “thích hợp” trong hóa mỹ phẩm cho trẻ em.

Hướng dẫn của SFDA không khuyến khích dùng các thành phần được chế tạo bởi công nghệ nano hay công nghệ gene. Trung Quốc chưa từng có các tiêu chuẩn về hóa mỹ phẩm sử dụng cho trẻ sơ sinh hay trẻ em. Vì thế, nhiều nhà sản xuất vẫn thường áp dụng công nghệ, công thức của hóa mỹ phẩm cho người lớn vào những sản phẩm này gây nhiều lo ngại về các phản ứng phụ.

Ch.H.

Tăng cân vì uống Bổ Tỳ trộn tân dược gây tích nước

Sở Y tế Đà Nẵng cho biết: Đơn vị vừa tiến hành xử lý vi phạm, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động của lương y Trần Văn Lợi. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm Trung ương, thuốc Bổ Tỳ của cơ sở này có chứa chất Cyproheptadin với hàm lượng 6,23 mg/ 100 ml và Dexamethason với hàm lượng 2,37 mg/100 ml. Đây là những chất gây tích nước trên cơ thể, kích thích ăn nhiều ở trẻ em chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Trước đó, ngày 13/9, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã nhận được thông tin phản ánh của chị H.Th.Th.L ( Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) về hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền Thầy Giãng- Kiện, Phước Lợi Đường (chợ Miếu Bông, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) do lương y Trần Văn Lợi phụ trách, bán thuốc Bổ Tỳ giúp trẻ em hay ăn và tăng cân. Vì nghi ngờ thuốc có trộn tân dược nên chị đã gửi mẫu kiểm nghiệm tới Viện Kiểm nghiệm thuốc Bộ Y tế để kiểm tra. Kết quả, thuốc có pha thành phần Dexamethason với hàm lượng 2,86 mg/ 100 ml.

Ngay sau nhận được thông tin trên, Trung tâm Kiểm nghiệm thành phố đã cử cán bộ đến Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Phước Lợi Đường lấy mẫu thuốc trên và gửi Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đề nghị kiểm tra tân dược và báo cáo về Sở.


Đỗ Trưởng

Ngành đông dược thu hút doanh nghiệp đầu tư


“Gần 20% dân số VN nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B. Căn bệnh nguy hiểm này đang là gánh nặng cho y tế cộng đồng VN”, Giáo sư Bùi Duy Tâm, Chủ tịch Quỹ gan Quốc tế cho VN, cho biết kết luận nghiên cứu gần đây trong buổi ký biên bản hợp tác giữa Đại học Y dược TP.HCM, Ủy ban Kết nghĩa TP.San Francisco – TP.HCM và Quỹ gan Quốc tế cho VN, vào sáng nay 18.10.
Theo ông Tâm, cứ 4-5 người dân VN thì lại có một người bị nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B mãn tính. Mỗi năm căn bệnh này khiến nhiều người tử vong trong nghèo khốn và đau đớn vì biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan.
Một ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM
Một ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM
Vì vậy, các chuyên gia y tế đánh giá viêm gan siêu vi B đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm tại VN. Tuy nhiên, hiện nay, việc phòng chống viêm gan siêu vi B của ngành y tế chỉ thực hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh hoặc kiểm tra máu của người đi hiến máu.
Qua việc ký biên bản trên, Ủy ban Kết nghĩa TP.San Francisco – TP.HCM sẽ hợp tác, hỗ trợ VN tầm soát bệnh viêm gan, với các hoạt động: Giáo dục cộng đồng và cán bộ y tế về các loại bệnh gan khác nhau; mở rộng sàng lọc viêm gan siêu vi B và tiêm chủng cho các đối tượng phù hợp; giám sát ung thư gan ở người đã mắc bệnh gan; giảm nguy cơ lây truyền viêm gan siêu vi và thu thập các số liệu dịch tễ của bệnh lý gan mật…
Bên cạnh đó, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành Ân cho biết, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho VN trong việc tầm soát xét nghiệm, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi.
Theo (TNO)

Ngành đông dược thu hút doanh nghiệp đầu tư




Nhiều doanh nghiệp trong ngành dược đang chuyển hướng đầu tư vùng nguyên liệu thuốc đông dược.Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, cho rằng thị trường thuốc đông dược chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành dược.

Nhưng xu hướng ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang chữa trị bệnh theo phương pháp đông y, thị trường thuốc đông dược sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Nhiều doanh nghiệp đang đón đầu cơ hội để đầu tư phát triển mở rộng ngành này. Cụ thể, ông Minh cho biết, một doanh nghiệp thành viên của hiệp hội vừa được tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận cấp phép đầu tư trồng dược liệu ở 2 tỉnh này, vùng nguyên liệu đông dược ở tỉnh Bình Thuận lên đến 300 ha, diện tích đầu tư ở tỉnh Khánh Hòa đến 2.000 ha.

Tổng vốn đầu tư cho 2 dự án này ở mức 3.000 tỷ đồng. “Dự án đã bắt đầu triển khai giai đoạn 1, khi hoàn thành đây sẽ là vùng cung cấp dược liệu lớn nhất trên cả nước”, ông Minh nói.

Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trapaco cũng cho biết, công ty đã xây dựng nhà máy trên vùng nguyên liệu đông dược ở Sapa, tỉnh Lào Cai. Công ty đang nghiên cứu mở rộng thêm diện tích trồng cây dược liệu để phục vụ cho việc bào chế thuốc của Traphaco.

Theo thống kê, hiện Công ty cổ phần dược phẩm OPC và Công ty cổ phần Traphaco là hai doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận từ sản phẩm đông dược cao nhất trong số các công ty dược niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo Bà Vũ Thị Thuận, doanh số trong năm 2011 của Traphaco đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010, 70% trong mức doanh số này là thuốc đông dược.

"Người tiêu dùng ngày càng tìm đến thuốc đông dược trong việc chữa trị bệnh hơn. Đây chính là tín hiệu tốt cho ngành đông dược phát triển trong thời gian tới", bà Thuận nói.
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thị trường thuốc đông dược chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành dược, khoảng 0,5 % -1,5% giá trị sản xuất toàn ngành. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược, trong đó 5 doanh nghiệp đã đạt chuẩn GMP-WHO, và hơn 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký.

Các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh mạnh do có nhiều tương đồng về số danh mục sản phẩm và giá bán sản phẩm ra thị trường. Đơn cử, hiện có khoảng 60 doanh nghiệp cùng sản xuất mặt hàng Kim Tiền Thảo và Hoạt huyết dưỡng não.


Theo TBKTSG

Phát hiện thuốc tránh thai cho nam giới

Các nhà khoa học y sinh thuộc Đại học Monash của Melbourn (Úc) vừa tìm ra một phương pháp hoàn toàn mới có thể sớm áp dụng trong lĩnh vực tránh thai dành cho nam giới bằng phương pháp đột biến gen làm gián đoạn khả năng bơi của tinh trùng.

Các nhà KH sắp tìm ra phương pháp tránh thai cho nam giới. (Ảnh minh họa)




Mấu chốt của phương pháp là cắt đứt các nguồn cung cấp năng lượng cho phép tinh trùng di chuyển, biến các chiến tinh binh có khả năng bơi rất tinh nhuệ chỉ còn có thể dậm chân tại chỗ.

Với thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một đột biến gen ở một gen có tên gọi RABL2, bình thường gen này làm nhiệm vụ cung cấp protein nhiên liệu cho “động cơ đẩy” ở phần đuôi của tinh trùng.

Tất cả các con chuột đực trong thí nghiệm mang đột biến gien đều vô sinh vì tinh trùng của chúng không thể bơi được.

Kết quả của việc đột biến gen này làm cho kích thước đuôi của các “chiến binh” ngắn hơn 17% và giảm 50% khả năng sản xuất tinh trùng.

Giáo sư Moira O’Bryan, trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Monash cho biết, thuốc tránh thai nam giới sử dụng phương pháp này trong tương lai có thể làm việc để ức chế gen RABL2 mà không làm thay đổi nó vĩnh viễn tức là khả năng sinh sản sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi ngừng thuốc.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng phải gặp vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện bởi gen này được tìm thấy ở những nơi khác trong cơ thể, như các mô trong gan, não và thận. Do đó, thuốc viên tránh thai cần được “lập trình” để chỉ tác động trên tinh hoàn.


Theo Ngô Thiên (Tiền Phong)

Nhiều thuốc y học cổ truyền không đạt chuẩn

Vụ Y dược cổ truyền Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi các sở y tế, thông báo qua kiểm nghiệm tại các bệnh viện phát hiện một tỉ lệ lớn thuốc y học cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng, bị nhuộm màu độc hại...

ua kiểm tra, Vụ Y dược cổ truyền phát hiện một số vị thuốc có màu đỏ như hồng hoa, chi tử đã bị nhuộm màu đỏ bằng chất nhuộm độc hại Rhodamin, thậm chí có đến 2-3 vị thuốc bị làm giả bằng ximăng, bột sắn rất khó phát hiện.

Theo đó bá tử nhân, tế tân, viễn chí, hòe hoa, phòng phong, uy linh tiên, tần giao, kim ngân hoa bị phát hiện có lẫn nhiều tạp chất. Các vị đảng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung sử dụng đúng nhưng hàm lượng hoạt chất thấp.




Các vị dây đau xương, ý dĩ, thăng ma, hoàng kỳ, tang ký sinh bị lầm lẫn về loài. Ngoài ra, các vị như kim ngân hoa lại sử dụng không đúng bộ phận là kim ngân đằng, phục thần (sử dụng nhầm sang bạch linh), liên nhục (dùng sang nắp hạt sen).

Vụ Y dược cổ truyền cũng cho biết do bảo quản thuốc cổ truyền khó khăn, nhất là với những vị sau chế biến còn độ ẩm (ví dụ các vị được sao tẩm bằng mật ong) nên có hiện tượng mốc hỏng. Các vị thuốc có hàm lượng hoạt chất không đạt phải sử dụng với số lượng gấp 2-3 lần thông thường mới đảm bảo tác dụng điều trị.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết từng tổ chức một cuộc lấy mẫu kiểm tra đông dược sau khi nhập khẩu vào thị trường VN qua cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc), phát hiện nhiều loại dược liệu quý như nhân sâm đã bị tách chiết 100% hoạt chất trước khi vào VN, dược liệu thực chất chỉ còn là rác, giá bán tại gốc chỉ... 2.500 đồng/củ nhân sâm.

Theo Thanh nien

Cây lá đắng chữa đau vai gáy

Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, tên khác là cây chân chim, lá lằng, sâm nam. Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, có nhiều từ Bắc vào Nam.
Nhân dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sử dụng lá đắng như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá đắng ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan.

Lá đắng



Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì). Vỏ thân lá đắng được thu hái vào mùa xuân thu, đem về cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Đó là những mảnh vỏ hơi cong, màu nâu nhạt, chất giòn nhẹ. Khi dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng, sao qua. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây lá đắng được dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa cước khí chân sưng đau: Vỏ lá đắng, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi thứ 8-16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.

Chữa tê thấp đau mỏi: Vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy:Bột mịn vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.

Dùng ngoài: Vỏ hoặc lá đắng 30g, phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g, củ nghệ đen 20g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.
DS. Đỗ Huy Bích

Nguồn: SK&ĐS

Pharma News 16.10.2012


FDA approves Abraxane to treat lung cancer



Cổ đông lớn của các Doanh nghiệp dược là ai?

Ngành dược Việt Nam hiện có hàng trăm doanh nghiệp dược, tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn có doanh thu vài trăm tỷ đồng mỗi năm không nhiều. 
Những doanh nghiệp sản xuất dược lớn có thể kể đến như Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm, Traphaco, Mekophar, Pymepharco… Phần lớn các doanh nghiệp này đã niêm yết trên sàn chứng khoán.
Các doanh nghiệp dược lớn có thể chia làm 2 nhóm: nhóm trực thuộc Tổng Công dược Việt Nam (Vinapharm) và nhóm các doanh nghiệp có SCIC là cổ đông chính.
Vinapharm có gần 20 công ty thành viên, tuy nhiên chỉ có một vài công ty nắm cổ phần chi phối như Dược phẩm Trung Ương 1 (CPC1), Dược phẩm Trung Ương 2 (Codupha), Dược Trung ương 25 (Uphace)…
Các công ty khác Vinapharm thường chỉ nắm giữ từ 11%-30%. Trong số này có những doanh nghiệp lớn như Imexpharm, Mekophar, OPC, Vidipha… Do tỷ lệ sở hữu không quá lớn nên ảnh hưởng của Vinapharm đối với những doanh nghiệp này không nhiều.
Đặc biệt, Vinapharm cũng là cổ đông chính của 2 doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm lớn là Dược liệu TW 2 (Phytopharma) và Y dược phẩm Vimedimex.
Doanh thu thuần năm 2011 của 2 công ty này lần lượt là 9.250 tỷ và 7.320 tỷ đồng. Mặc dù có doanh thu lớn nhưng quy mô vốn cũng như lợi nhuận của các công ty nhập khẩu dược lại khá khiêm tốn.
Trong khi đó, những doanh nghiệp chuyên về sản xuất như Dược Hậu Giang là doanh nghiệp lớn nhất cũng chỉ có doanh thu gần 2.500 tỷ đồng; Domesco, Traphaco và Mekophar có doanh thu trên 1.000 tỷ.
Nhóm các doanh nghiệp do SCIC làm cổ đông lớn khá độc lập với nhau và SCIC thường ủy quyền cho các lãnh đạo của chính công ty làm đại diện vốn.
Những doanh nghiệp lớn trong danh mục của SCIC có thể kể đến như Dược Hậu Giang, Domesco, Traphaco, Pymepharco, Nam Ha Pharma, Dược Cửu Long (Pharimexco). Đây đều là các doanh nghiệp của các địa phương khi cổ phần hóa được chuyển giao vốn nhà nước về cho SCIC.
Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam
Một số doanh nghiệp dược lớn trong danh mục của Tổng Công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)

KAL
Theo TTVN

Thêm 2 loại thuốc nghi gây viêm màng não ở Mỹ

Các lọ thuốc steroid của Trung tâm Bào chế New England (NECC) - Ảnh: Reuters


Ngoài loại steroid làm bùng phát bệnh viêm màng não nấm tại Mỹ, 2 loại thuốc khác của Trung tâm Bào chế New England (NECC) cũng có khả năng gây ra căn bệnh chết người này, theo tin tức từ Reuters ngày 16.10.

Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) hôm 15.10 cho biết, đang xem xét báo cáo về một trường hợp bệnh nhân bị nghi nhiễm viêm màng não sau khi tiêm triamcinolone, một loại steroid khác của NECC.

Ngoài ra, có hai bệnh nhân khác cũng bị nhiễm bệnh viêm màng não nấm hiếm gặp sau khi uống một liều thuốc trợ tim do NECC bào chế.

FDA cho biết cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não của ba bệnh nhân nói trên vẫn đang diễn ra và cảnh báo người dân nên thận trọng khi tiêm chích thuốc của NECC.

Hiện đã có thêm 9 người bị viêm màng não nấm do tiêm steroid methylprednisolone của NECC, nâng tổng số nạn nhân bị nhiễm lên 212 người, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Methylprednisolone là loại thuốc điều trị đau lưng.

Vào hôm 15.10, dịch viêm màng não đã lan ra khắp 15 bang trên toàn nước Mỹ, Reuters cho hay.

Hoàng Uy

Báo động "thần dược" gây nghiện trong học sinh

Những đồn thổi về các loại thuốc trị ho có khả năng gây ra ảo giác, tăng hưng phấn đã khiến không ít học sinh tìm dùng. 20 học sinh phải nhập viện do ngộ độc các thuốc này gây ra mới đây thực sự gióng lên hồi chuông cảnh báo về lạm dụng “thần dược” gây phê.Mua dễ như rau


Hàng loạt học sinh trường THCS Bình An, TPHCM đã phải nhập viện do lạm dụng “thần dược” gây phê. Ảnh: L.N.

Khi chúng tôi ghé vào nhà thuốc M.T ở đường Trần Não, quận 2 (TPHCM) hỏi mua 5 vỉ thuốc Recotus trị ho, nhân viên nhà thuốc bán mà không hề hỏi chúng tôi có toa của bác sĩ chỉ định mua thuốc này hay không.

Tại nhà thuốc T.T trên đường Lương Định Của, quận 2, loại thuốc phải có chỉ định của bác sĩ là Recotus vẫn được mua bán dễ dàng.

“Mua bao nhiêu cũng có”, người bán thuốc nói. “Thuốc này có tác dụng phụ gây ảo giác phải không”- tôi thắc mắc thì được nhân viên bán thuốc khẳng định “không hề gì”. Nhân viên nhà thuốc H.M trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 cho biết: “Thuốc này đang bán rất chạy, đối tượng mua thường là học sinh và thanh niên”.

Ghé vào nhà thuốc L.C trên đường Hai Bà Trưng, Quận 1 hỏi mua thuốc Pharcoter, một loại thuốc dùng để trị ho, viêm phế quản nhưng có tác dụng gây ảo giác.

Nhân viên nhà thuốc này cho biết, mỗi lọ thuốc Pharcoter gồm 400 viên nén, giá 700 đồng/viên.

“Đang bị ho mà uống khoảng 2- 3 viên là có thể giảm ho ngay”- người bán quả quyết, đồng thời khuyến cáo uống nhiều thuốc sẽ gây nghiện!.

Sau khi tỉnh dậy từ Bệnh viện quận 2, TPHCM do ngộ độc thuốc Recotus, em Nguyễn Đức T. học sinh lớp 8/2 Trường THCS Bình An kể lại: “Khi bạn Minh Th. lấy Recotus uống 1 viên và thấy khỏe, hết ho nên mấy bạn trong lớp cũng xin uống. Có bạn uống 2-4 viên. Em cũng uống 3 viên một lúc nên sau đó thấy buồn ngủ”.

“Uống xong em cảm thấy trong người sảng khoái, lâng lâng mặc dù hơi đau đầu và buồn nôn” - T. nhớ lại.

Còn Nguyễn Hà Minh Th., lớp 8/4, người đã mua thuốc Recotus trị ho tại hiệu thuốc M.T, cho biết: “Em chỉ mua thuốc để trị ho chứ không nghĩ thuốc gây ảo giác, lơ mơ để phòng y tế nhà trường tưởng em bị bệnh, cho nghỉ học”.

Trái lại với Th., Nguyễn Hữu L. học sinh lớp 8/4 ở Trường THCS Bình An thú thực: “Nhiều bạn nói uống thuốc này vào hay lắm, thông minh và gây cảm giác phê nên tới tiết học thầy cô nào khó tính cũng không làm gì được”.

Khi được hỏi có biết thuốc Recotus hay không, nhiều học sinh ở trường THCS Cửu Long ở quận Bình Thạnh mô tả khá rõ về loại thuốc này. “Thuốc có hình viên nén màu xanh, vỉ 10 viên với giá chưa tới 10.000 đồng/vỉ”- một học sinh cho biết.

Lý giải về sự rành thuốc Recotus, một học sinh khác cho biết “tụi em vẫn hay mua ở các nhà thuốc dễ dàng để uống vì thấy mình sáng suốt, thông minh hơn”.

Một học sinh ở trường cấp 2 tại quận 4, cho biết một số bạn ngoài mua thuốc Recotus dùng, còn mua thêm loại thuốc trị cảm là Pharcoter để tìm cảm giác hưng phấn.

Phê rồi nghiện và… chết!

Dược sĩ Nguyễn Đức Dũng - nghiên cứu viên ở một công ty dược tại Việt Nam, cho biết, Pharcoter đang được bán rộng rãi trên thị trường này có tác dụng khá mạnh đối với người sử dụng quá liều.

“Trong thuốc này có hoạt chất và đặc biệt là chất codein base có khả năng gây nghiện. Vì vậy dùng nhiều sẽ rất nguy hiểm” - dược sĩ Dũng khuyến cáo.


Loại thuốc được cho là gây nghiện. Ảnh: L.N.

Bác sĩ Lê Đức Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ TPHCM, cho biết trong thuốc Recotus có hai hoạt chất chính: Dextromethorphan HBr được xếp vào nhóm giảm đau, chống ho bằng cách ức chế hô hấp…“Chất này ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp nhưng nếu lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc”, bác sĩ Thọ cảnh báo.

Trong khi đó, thành phần Diprophyllin HCl là dẫn xuất của theophyllin, có tác dụng làm giãn phế quản, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Nhưng theophyllin lại có tác dụng trực tiếp lên tim, huyết áp nên dùng quá liều sẽ gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp thậm chí tử vong.

PGS. TS Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TPHCM, cũng cho rằng, thuốc nào nếu dùng quá liều đều rất nguy hiểm.

Do học sinh chưa có kiến thức về thuốc này nên cần quản lý chặt chẽ nguyên liệu sản xuất, quy chế kê đơn cũng như quy chế kinh doanh dược phẩm.

“Trong khi chưa quản lý được học sinh và thanh niên có thể dùng thuốc ngoài nhà trường thì trước mắt, ngành giáo dục và y tế cần phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường về mức độ nguy hại khi lạm dụng Recotus và các thuốc tương tự”, TS Trương Văn Tuấn đề nghị.

Bác sĩ Trần Duy Tâm, BV Tâm thần TPHCM cho biết mặc dù các thành phần trong thuốc Recotus không gây ra tình trạng nghiện vật vã như ma túy nhưng chúng lại khiến người uống bị lệ thuộc, tinh thần lơ mơ, giảm ý thức.

“Nếu dùng lâu dài sẽ gây nghiện và khi ngưng thuốc thì có cảm giác thèm được phê thuốc”, bác sĩ Tâm nói.

Theo bác sĩ Nguyễn Duy Tài, Phó Giám đốc Bệnh viện quận 2, 20 học sinh ở quận này ngộ độc thuốc Recotus có một phần do quản lý các hiệu thuốc bán lẻ không nghiêm ngặt.

“Ai cũng có thể mua được thuốc trong khi nhà thuốc chẳng cần phải hỏi đơn hoặc chỉ định của bác sĩ dù thuốc này bắt buộc bán theo toa”, bác sĩ Tài nói.

Người này cảnh báo nếu dùng Recotus quá liều có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, ngủ gật, rung giật nhãn cầu và giảm thị lực, lơ mơ, ảo giác, có thể dẫn đến suy hô hấp, co giật và thậm chí tử vong.

Trước đó tại Bình Thuận, một kẻ cuồng sát đã chém 1 người chết và làm 19 người bị thương. Theo cơ quan công an, trước khi vụ việc xảy ra kẻ này đã uống một lúc 14 viên Recotus.

Một chuyên gia về pháp y tâm thần ở TPHCM cho biết, đã từng gặp một số trường hợp, chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh sử dụng Recotus để hỗ trợ cho thuốc lắc.


Theo Lê Nguyễn (Tiền Phong)

Trị quai bị bằng rau muống


Giã nát rau muống rồi vắt lấy nước cốt uống để giải độc cơ thể. Bị sưng quai bị, luộc rau muống ăn và lấy nước luộc rau uống, sẽ hết.


Rau muống có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: xào, canh, ăn sống... Trong dân gian, rau muống còn được dùng để chữa một số bệnh thường gặp như:

- Sốt, khó thở: Giã nát cây rau muống, trái khổ qua (mướp đắng), lá xoan để đắp lên ngực và trán.

- Sưng quai bị: Luộc rau muống ăn và uống nước luộc.

- Giải độc: Thân và lá rau muống giã nát, cho vào một miếng vải mỏng để vắt lấy nước cốt uống.

- Nước tiểu có màu đục: Giã hoặc vò nát cây rau muống, vắt lấy nước cốt. Đem nước cốt hòa với một ít mật mía dùng để uống khi đói rất công hiệu.
Chúc các bạn thực hiện thành công.

Theo VnExpress