Ðể viêm da cơ địa không thành vòng xoắn...

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis - AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính... thường gặp ở tuổi ấu thơ và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn do vòng luẩn quẩn “ngứa - gãi”.

Ai dễ bị viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis - AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính... là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát.  
Có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong những năm đầu đời (thường gặp nhất trong 2 tháng đầu), 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6 - 20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Theo một vài nghiên cứu thì nam có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này; nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh) và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời.

Viêm da cơ địa ở trẻ em.
Viêm da cơ địa ở trẻ em.


Viêm da cơ địa tại các nếp gấp chi ở trẻ em.

 
Viêm da cơ địa tại các nếp gấp chi ở trẻ em.


Những biểu hiện khi mắc bệnh

Giai đoạn cấp tính: Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.






Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da cơ địa

- Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.

- Ðiều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.

- Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
- Kháng histamin chống ngứa.


Giai đoạn mạn tính: Da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ - ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi - ban đỏ - ngứa... Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông... có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa.

Vị trí hay gặp mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

Yếu tố nguy cơ làm bệnh khởi phát

Các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ... Ngoại độc tố của tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa limpho T và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh (endogenous antigens): trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc limpho T đáp ứng viêm. Thức ăn: Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ... ngoài ra, giảm chức năng hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh (thường nặng hơn vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè).

Phát hiện bệnh bằng cách nào?

Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE  trong máu thường tăng cao. Để chẩn đoán viêm da cơ địa, cần có các tiêu chuẩn sau:

Có 4 tiêu chuẩn chính: Ngứa da, viêm da mạn tính và tái phát, vị trí thương tổn điển hình (ở trẻ em: chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi. Đối với trẻ lớn và người lớn: dày da, lichen vùng nếp gấp); tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa).

Các tiêu chuẩn phụ: khô da; viêm môi; đục thủy tinh thể; viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát; mặt đỏ, tái; dị ứng thức ăn; chàm ở bàn tay; dễ bị nhiễm khuẩn da và hay tái phát; ngứa khi ra mồ hôi; quầng thâm quanh mắt; vẩy phấn trắng; giác mạc hình chóp; các thương tổn khác giống dày sừng nang lông...

 Điều trị tùy giai đoạn của bệnh

Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.

Khi bị viêm da cơ địa, tuyệt đối tránh chà xát, gãi. Đồng thời bôi thuốc và dùng thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hằng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên. Không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ. Bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.

Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tùy theo giai đoạn bệnh cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.   

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Hưng
Bệnh viện Da liễu TW/Sức khỏe đời sống

http://dantri.com.vn/suc-khoe/e-viem-da-co-dia-khong-thanh-vong-xoan-711048.htm

Sữa tắm khiến phụ nữ dễ mắc bệnh tình dục

Các nhà khoa học khuyến cáo, những phụ nữ thường rửa “vùng kín” bằng xà phòng hoặc sữa tắm sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cao bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học of California (Mỹ), xà phòng, sữa tắm và các chất bôi trơn có thể hủy hoại những tế bào nhạy cảm và làm tăng khả năng bị nhiễm các bệnh lây lan quan đường tình dục như mụn rộp, chlamydia và HIV ở phụ nữ.

Trưởng nhóm nghiên cứu Joelle Brown cho biết, có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng việc sử dụng các sản phẩm này vào sâu trong “vùng kín” của phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn - tình trạng xảy ra khi sự cân bằng vi khuẩn trong môi trường âm đạo bị phá vỡ - và dẫn đến các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STD).


Rửa "vùng kín" bằng sữa tắm hoặc xà phòng sẽ phải
đối mặt với nguy cơ tăng cao bệnh lây qua đường tình dục

Tiến sĩ Brown và các cộng sự phát hiện, 66% phụ nữ Mỹ tham gia khảo sát dùng các sản phẩm bôi trơn và tẩy rửa cho cả bên trong “cô bé”.

Các sản phẩm hay dùng nhất là chất bôi trơn âm đạo, trong đó 70% số phụ nữ được hỏi sử dụng những chế phẩm thương mại, 17% dùng petroleum jelly (hay còn gọi là vaselin) và 13% sử dụng dầu nhớt.

Các kết quả kiểm tra hé lộ, những phụ nữ sử dụng các sản phẩm không chuyên dụng cho bên trong “vùng kín”, chẳng hạn như vaselin và dầu nhớt, nhiều khả năng bị nấm và nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, theo công bố trên tạp chí Phụ sản và Phụ khoa.

Nhóm nghiên cứu nhận định, nguy cơ mắc những bệnh tình dục phổ biến như trên có thể là do các sản phẩm này làm xáo trộn nồng độ PH và các cộng đồng vi khuẩn có lợi bên trong môi trường âm đạo, khiến các sinh vật gây hại sinh sôi nảy nở.

Thông thường, vùng kín của phụ nữ là “nhà” của một hệ thống cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu, chuyên sản sinh axít giúp chống lại các nhiễm trùng và virus.

Các bác sĩ không khuyên phụ nữ thụt rửa bên trong “vùng kín” vì hành động này có thể làm mất cân bằng của hệ vi khuẩn và dường như không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

Tiến sĩ Sovra Whitcroft, bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm y tế Surrey Park nói thêm rằng, các sản phẩm có mùi hương cũng có khả năng thay đổi nồng độ PH và tính axít tự nhiên của “cô bé”.

Chuyên gia này lý giải: “Nồng độ PH bình thường của âm đạo là 4 - 5. Nếu bị thay đổi và trở nên ít tính axít hơn, nó sẽ mất khả năng bảo vệ tự nhiên và các vi khuẩn sẽ có điều kiện thuật lợi để phát triển ồ ạt.

Các sản phẩm được thiết kế để cải thiện mùi cơ thể, trong một khoảng thời gian ngắn, có thể bị phản tác dụng khi góp phần làm sinh sôi nảy nở quá mức các vi khuẩn gây mùi.

Hơn thế nữa, nhiều hóa chất mạnh và nước hoa có thể gây kích ứng trực tiếp lên màng niêm mạc nhạy cảm cũng như làn da tương đối mỏng manh của vùng kín, gây viêm da tiếp xúc hay viêm nhiễm, rốt cuộc có thể dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp".

Theo Vietnamnet

Thu hồi 1 thuốc đông y trị sỏi thận không đạt chất lượng

Sở Y tế TPHCM cũng vừa nhận được văn bản từ Sở Y tế tỉnh An Giang về việc quyết định thu hồi và đình chỉ lưu hành trên toàn tỉnh An Giang lô thuốc Kim Nguyên Tán Sỏi Hoàn.

Trước đó, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm An Giang phát hiện lô thuốc: 010312, hạn sử dụng đến tháng Ba năm 2014, số đăng ký: V863-H12-10 do cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Kim Nguyên Đường (Q.8, TP.HCM) sản xuất không đạt tiêu chuẩn về độ rã.



PV
http://www.tinmoi.vn/thu-hoi-1-thuoc-dong-y-tri-soi-than-khong-dat-chat-luong-011256027.html

Ðình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc điều trị viêm gan B, HIV


Cục Quản lý Dược vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi 1 loại thuốc viên nén bao phim tác dụng điều trị nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính và HIV.

Cụ thể, Cục Quản lý Dược đề nghị đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc viên nén bao phim tenovir (tenovir as disoproxil fumarate), lô SX: 61201, HD: 09.10.2014, GPNK: 10258/QLD-KD ngày 11/07/2012, do Công ty Navegal laboratories Pakistan sản xuất, Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương II nhập khẩu. Đây là thuốc điều trị nhiễm HIV, điều trị nhiễm virut viêm gan B mạn tính. Lô thuốc trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất và khối lượng trung bình viên.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương II phối hợp với nhà cung cấp phải: Gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô thuốc trên và thu hồi toàn bộ lô thuốc khôngđạt tiêu chuẩn chất lượng này; Gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi thuốc khôngđạt tiêu chuẩn chất lượng thuốc về Cục Quản lý Dược trước ngày 13/04/2013.
Theo T.H (Dân trí)

Quả đào tiên nhuận tràng, chữa táo bón


Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh, tên khoa học là Crescentia cujete Lin thuộc họ núc nác (bignoniacae).
Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7 - 10 m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6 - 12 cm, trông gần giống với trái bưởi "da xanh", vỏ trái cứng và bóng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.
Theo các thầy thuốc, trong thịt của quả đào tiên có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Quả đào tiên để chữa các bệnh như: Nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn. Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ bằng cách: Hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, mổ lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu sau 10 ngày là có thể lấy ra dùng được.
Qua dao tien nhuan trang chua tao bon

Cơm quả đào tiên phơi khô cho héo, đem sắc nước uống có tác dụng giúp ăn được, ngủ được; làm êm dịu những trường hợp bị stress (căng thẳng thần kinh), tim hồi hộp; giúp người gầy yếu, suy dinh dưỡng cảm thấy khỏe hơn; bổ phổi, chữa ho và làm dễ thở trong những trường hợp bị suyễn; giúp dễ đi tiêu và tăng cường khả năng chịu đựng của con người với khí hậu nóng, lạnh bên ngoài; làm hạ huyết áp, êm dịu thần kinh…
Sau đây là một số công dụngcủa quả đào tiên:
- Chế siro trị viêm họng, ho: Lấy lớp cơm chua của quả đào tiên điều chế thành siro chữa ho, viêm họng.
- Chế thuốc khỏe cho cơ thể: Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc...
- Chế thuốc nhuận tràng, chống táo bón: Lấy cơm quả đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón.
- Chế thuốc tẩy độc: Lấy cơm quả đào tiên 600g, rượu gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa.
- Chế rượu thuốc khai vị: Lấy cơm của quả đào tiên 100g cho vào 500ml rượu gạo ngâm trong 7 - 10 ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn, giúp ăn ngon miệng, tốt cho tiêu hóa
____________________
Vietbao.vn (Theo Nông nghiệp )

Sợ tăng cân, nám da vì uống thuốc tránh thai


Nhìn chung, thuốc tránh thai thường có chứa kết hợp cả estrogen và progesterone nên có thể gây ra tác dụng phụ là nhức đầu, nám da, tăng cân, buồn nôn...

Thuốc uống tránh thai cũng là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, kể cả tránh thai hàng ngày hay tránh thai khẩn cấp. Ảnh minh họa
Thuốc uống tránh thai cũng là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, kể cả tránh thai hàng ngày hay tránh thai khẩn cấp. Ảnh minh họa

Chào bác sĩ. Em có thắc mắc về việc sử dụng thuốc tránh thai, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Sau khi sinh em bé được 5 tháng, vợ chồng em quyết định sử dụng biện pháp tránh thai khác thay vì dùng bao cao su. Em muốn uống thuốc tránh thai hàng ngày để cho đơn giản. Nhưng em nghe nói uống thuốc tránh thai (bất kể hàng ngày hay khẩn cấp) đều có thể dễ bị nám da (nhất là da mặt) và tăng cân.
Bác sĩ cho em hỏi tại sao uống thuốc tránh thai lại bị nám da và tăng cân? Có cách nào tránh được điều này không? Nếu không thì em nên dùng biện pháp tránh thai nào cho phù hợp? (Mẹ Tuti)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Mẹ Tuti thân mến,
Sau khi sinh em bé, nếu chưa muốn có thai ngay, vợ chồng bạn nên chọn một biện pháp tránh thai thích hợp, có ý nghĩa về lâu dài và hiệu quả cao. Bao cao su là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao mà lại đảm bảo an toàn cho cả hai người, vì nó còn có tác dụng phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng chấp nhận sử dụng bao cao su với mục đích tránh thai lâu dài.
Thuốc uống tránh thai cũng là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, kể cả tránh thai hàng ngày hay tránh thai khẩn cấp. Mặc dù vậy, hai loại thuốc tránh thai này không được sử dụng như nhau. Đúng như tên gọi của nó, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ được dùng trong những trường hợp khẩn cấp (khi không dùng biện pháp tránh thai nào hoặc các biện pháp tránh thai đã dùng bị thất bại: rách bao cao su...). Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ được uống không quá 2 lần/tháng.
Nhìn chung, thuốc viên tránh thai thường có chứa kết hợp cả estrogen và progesterone nên có thể gây ra tác dụng phụ là nhức đầu, nám da, tăng cân, buồn nôn... do nó làm thay đổi hormone trong cơ thể sau khi uống. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này không phải lúc nào cũng xảy ra với tất cả mọi người. Chỉ những người có cơ địa không thích hợp với thuốc tránh thai mới có thể gặp hiện tượng nám da, sạm da, tàn nhang, tăng cân... sau khi uống thuốc.
Để tránh tình trạng này, bạn nên đọc kĩ cách dùng và các khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng kèm theo ở các hộp thuốc hoặc dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi mới dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện lạ, bất thường thì cần dừng lại ngay và đi khám bác sĩ sớm.
Ngoài bao cao su và thuốc tránh thai, bạn có thể tham khảo các cách tránh thai khác như đặt vòng tránh thai, kiêng quan hệ trong ngày có khả năng thụ thai, xuất tinh ngoài... Mỗi biện pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vòng tránh thai thông thường có tác dụng phụ là tăng tiết dịch âm đạo, ra huyết âm đạo bất thường. Xuất tinh ngoài âm đạo thì có hiệu quả thấp hơn. Còn biện pháp tránh quan hệ trong những ngày có thể thụ thai càng khó thực hiện vì chị em có thể khó nhận biết những ngày nào là ngày mình có thể thụ thai...
Nếu bạn vẫn dùng thuốc tránh thai thì tốt nhất nên chọn loại phù hợp với người cho con bú nhé.
Chúc bạn vui khỏe!


Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=567951#ixzz2Ojv2UQAb
http://www.xaluan.com/

Thu hồi ba loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ rã theo tiêu chuẩn cơ sở.

Sở Y tế TP.HCM vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên địa bàn TP.HCM hai loại thuốc y học cổ truyền sau: thuốc cốm Nhiệt Lâm Thanh, hộp 6 gói x 8g, số lô: 100402, số đăng ký: VN-7908-09, công ty Guizhou Warmen Pharmaceutical Co., Ltd của Trung Quốc sản xuất; thuốc Hoàn cứng đại bổ thận hoàn, hộp 30g, số lô: 010512, số đăng ký: V896-H12-10, cơ sở Đặng Nguyên Đường sản xuất do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ rã theo tiêu chuẩn cơ sở.

Trước đó, sở Y tế TP.HCM cũng nhận được văn bản của Sở Y tế An Giang cho biết đã có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên địa bàn tỉnh An Giang thuốc Kim nguyên tán sỏi hoàn, số lô: 010312, hạn dùng: tháng 3/2014, số đăng ký: V863-H12-10, cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Kim Nguyên Đường (quận 8, TP.HCM) sản xuất, do không đạt tiêu chuẩn về độ rã.

PhungLan.CHITI

Theo SGTT

Bào chế NGÔ THÙ Evodia rutaecarpa Benth.; Họ cam quýt (Rutaceae)

Bào chế NGÔ THÙ Evodia rutaecarpa Benth.; Họ cam quýt (Rutaceae):
NGÔ THÙ

Tên khoa học: Evodia rutaecarpa Benth.; Họ cam quýt (Rutaceae)
Bộ phận dùng: Quả chưa chín. Quả hơi giống nụ đinh hương, sắc xám, nhỏ, rắn, thơm hắc là tốt.
Ta hay dùng quả chưa chín của cây mường chương (còn gọi là cây đinh hương) (Zanthoxylum aviciennias. De. cùng họ) để thay thế ngô thù.
Dùng cả cây (rễ, thân, hoa, quả) cũng tốt (để trị bệnh thương hàn nhập lý). Vỏ lụa cây này còn dùng trị độc nhiệt.
Thành phần hóa học: có 0,4% tinh dầu. Tinh dầu có evoden 11%, evodin 26%, oximen và 3 alcaloid evodiamin, rutaecacpin và wuchuyin.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, đắng, tính ôn. Vào phần huyết của bốn kinh can, tỳ, vị và thận.
Tác dụng: Giáng khí nghịch, khai uất, thu liễm, thuốc trừ phong, phát hãn, trấn đau, sát trùng.
Công dụng: Ăn không tiêu, bụng quặn đau, trục phong tà, trừ hàn thấp, thủy thũng, cước khí, thổ tả.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 5g.
Kiêng kỵ: không có hàn thấp thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Nấu nước sôi tẩy 7 lần để lại vị đắng nồng, sấy khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Lấy nước đun sôi để ấm (60 -700) đổ vào ngô thù quấy nhẹ cho đến nguội, bỏ nước nguội đi; làm lại như trên 2- 3 lần (thủy bào), sau đó sấy khô, giã dập (dùng sống).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, khó mốc mọt, nhưng đậy kín để giữ hương vị.

Bào chế NGỌC TRÚC Polygonatum officinale All.; Họ hành tỏi (Liliaceae)

Bào chế NGỌC TRÚC Polygonatum officinale All.; Họ hành tỏi (Liliaceae):
NGỌC TRÚC

Tên khoa học: Polygonatum officinale All.; Họ hành tỏi (Liliaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ. Rễ có mắt đều nhau, hình giống mắt tre, to bằng ngón tay cái, bé thì bằng cọng tranh, dài 5 - 7cm, trong vàng ngà, mềm ngọt, không mốc mọt là tốt; không nhầm với củ hoàng tinh to hơn, ngứa, có nhiều đốt không đều nhau.
Thành phần hóa học: Có chất acid chelidonic và acid azotidin - 2 - cacboxylic.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và vị.
Tác dụng: Dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát, bổ khí huyết, trừ phong thấp.
Chủ trị: Trị trúng phong nhiệt, ho suyễn, phiền khát, hư lao phát nóng, tiêu hóa.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Có đờm tích, ứ trệ thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Gọt bỏ vỏ và mắt, rửa sạch, dùng nửa mật nửa nước ngâm một đêm, đồ chín, sấy khô dùng (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch (nếu bẩn), thái đoạn ngắn, phơi khô dùng.
Bảo quản: Dễ mốc và sâu bọ, tránh ẩm.

Bào chế NGŨ BỘI TỬ Galla sinensis

Bào chế NGŨ BỘI TỬ Galla sinensis:

NGŨ BỘI TỬ


Tên khoa học: Galla sinensis
Bộ phận dùng: Tổ sâu. Túi khô cứng, nâu xám, không nát là tốt.
Tổ sâu này do con sâu ngũ bội tử (Schlechtendalia chinensis Bell) gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối (Rhus semialata Murray), họ đào lộn hột (Anacardiaceae).
Thành phần hóa học: có tanin 50 - 80%, acid galic tự do, chất nhựa.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, chát, tính bình, vào ba kinh phế, thận và đại trường.
Tác dụng: Liễm phế, giáng hỏa, chỉ huyết, sáp tràng.
Công dụng: Trị ho do phế hư, trị lỵ lâu ngày, chảy máu, trị lở loét.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 8g.
Theo Tây y: trị ỉa lỏng, khí hư.
- Bột: ngày uống 0,5 - 2g.
- Sắc: 2% (uống trong ngày 50ml đến 100ml).
- Cồn: ngày uống 4 - 12g.
Kiêng kỵ: có thực tà, do ngoại cảm, tả lỵ do thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Thu hái về nấu cho chết những thứ sâm bám ở trong, phơi khó, khi dùng đập nát.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Đập nát ra dùng.
- Có thể tán bột, thêm hồ làm viên bằng hạt đậu xanh; ngày uống 15 - 20 viên (trị tả lỵ).
Bảo quản: Dễ bảo quản, chỉ cần tránh làm vụn nát.

Bào chế NGŨ GIA BÌ Acanthopanax aculeatus Seem.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae)

Bào chế NGŨ GIA BÌ Acanthopanax aculeatus Seem.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae):

NGŨ GIA BÌ


Tên khoa học: Acanthopanax aculeatus Seem.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Vỏ rễ. Chọn loại vỏ ngoài sắc vàng, trong thì trắng ngà, khô, mùi thơm nhẹ, không lẫn tạp chất, không có lõi là tốt. Ngoài ra ta còn dùng:
- Một loại ngũ gia bì gọi là ngũ gia bì hương.
- Một loại gọi là ngũ gia bì chân chim. Cây chân chim này có hai thứ: thứ mọc ở núi đá, cây nhỡ, vỏ tía, thơm, có tác dụng tốt; thứ mọc ở núi đất, vỏ dày, xốp, tác dụng kém hơn. Hai cây này thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có thể tạm dùng thay ngũ gia bì.
Thành phần hóa học: Có chất thơm methoxyralycytandehyd và một số acid hữu cơ.
Tính vị - quy kinh: Vị cay thơm, đắng, tính ôn. Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Trừ phong thấp, tráng gân cốt.
Công dụng: Trừ phong thấp, trị đau bụng sán khí, liệt dương, trấn phong bại.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Các loại ngũ gia bì chân chim dùng thay thế phải táng gấp 2-3 lần.
Kiêng kỵ: không phải phong thấp mà âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy vỏ rễ ngũ gia bì khô rửa sạch, ủ mềm, thái lát, tẩm rượu hoặc tẩm nước gừng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Vỏ lột về, rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, phơi râm, ủ lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều) để dậy mùi thơm, rồi lấy ra phơi nhẹ cho khô.
Khi dùng thì lại rửa qua nếu bẩn, thái ngắn, sấy nhẹ cho khô, không phải tẩm sao.
Bảo quản: Dễ mốc, để chỗ mát, tránh nóng ẩm, mất tinh dầu.

Bào chế NGŨ LINH CHI Faeces trogopterum

Bào chế NGŨ LINH CHI Faeces trogopterum:

NGŨ LINH CHI


Tên khoa học: Faeces trogopterum
Bộ phận dùng: Phân của giống dơi (Pteropus psetaphon Lay, họ dơi Pteropodidae) rất lớn. Thứ màu nâu đen, đóng thành cục, bóng nhuận, không lẫn đất cát, không lẫn tạp chất là tốt; thứ thành hạt rồi là kém.
Thành phần hóa học: Chất nhựa, urê, acid uric.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính ôn. Vào kinh can.
Tác dụng: thông lợi huyết mạch, hành ứ, giảm đau; dùng sống để hành huyết chỉ thống, sao đen chỉ huyết.
Công dụng: Đau bụng kinh, băng huyết rong huyết, các chứng bệnh phụ nữ sau khi đẻ, các chứng bệnh cảm trẻ em, dùng trị rắn rết cắn; phụ nữ băng huyết và chứng xích bạch đái không dứt thì sao dùng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Huyết hư, không bị ứ thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng ngũ linh chi thì nhặt bỏ hết sạn đất, tẩm rượu sao hoặc tẩm giấm sao hoặc để sông dùng tùy từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Có nhiều tạp chất, giã nhỏ hoặc thủy phi: gạn bỏ nước đầu, để lắng lấy cặn.
Phơi khô tán bột (dùng sống).
+ Nhặt bỏ tạp chất rửa đãi thật nhanh, phơi khô tẩm ít rượu để một lúc. Sao khô dùng (mới sao thì mềm, sau rắn lại).
Bảo quản: Tránh ẩm, tránh nóng, dễ bị mốc; để nơi khô ráo, mát, thoáng.

Cách bào chế NGƯ TINH THẢO (cây diếp cá)

Cách bào chế NGƯ TINH THẢO (cây diếp cá):

NGƯ TINH THẢO (cây diếp cá)


Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.; Họ lá giấp (Saururaceae)
Bộ phận dùng: Cả cây (tươi hoặc đã làm khô). Cây tươi có mùi tanh như cá.
Thành phần hóa học: cây có tính dầu (0,005%) chủ yếu là metylnonylxeton, myrxen, acid caprinic và một alkaloid gọi là cocdalin, hoa và quả có isoquexitrin.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính hơi ôn. Vào kinh phế.
Tác dụng: Tán nhiệt, tiêu ung thũng;
Công dụng: Trị tụ máu (đau mắt), cầm máu. Trị trĩ, lòi dom, kinh nguyệt không đều. Thông tiểu tiện, trị mụn nhọt.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12 đến 24g.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng tươi: rửa sạch, giã nhỏ đắp lên chỗ bị thương (đau mắt, mụn nhọt).
Dùng khô:
+ Sắc uống.
+ Làm cao đặc (1ml = 10g); từ cao đặc làm viên với các bột thuốc khác.
Viên cầm máu trĩ dùng tại Viện Đông y.
Rau diếp cá   2kg
Bạch cập   1kg
Sấy khô, tán bột làm viên với nước hồ bằng hạt bắp.
Ngày dùng 6 - 12g làm 2 - 3 lần.
Bảo quản: Thứ tươi dùng ngay; thứ khô: để nơi khô ráo, mát, tránh nóng, ẩm.

Cách bào chế NGŨ VỊ TỬ Schizandra sinensis Baill.; Họ ngũ vị (Schizandraceae)

Cách bào chế NGŨ VỊ TỬ Schizandra sinensis Baill.; Họ ngũ vị (Schizandraceae):

NGŨ VỊ TỬ


Tên khoa học: Schizandra sinensis Baill.; Họ ngũ vị (Schizandraceae)
Bộ phận dùng: Quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc ngũ vị tử (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ bột đỏ nam ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin).
Không nhầm với quả mồng tơi (Basella rubraL. họ mồng tơi) thường dùng làm giả ngũ vị tủ.
Thành phần hóa học: Quả của cây bắc ngũ vị có nhiều chất dinh dưỡng, sinh tố C và schizandrin, còn có chất nhầy, chất keo.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính ôn. Vào hai kinh phế và thận.
Tác dụng: Tả hỏa, bổ phế, nhuận thận.
Công dụng: Trị ho tức, thận hư, bạch trọc, di tinh.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.
Kiêng kỵ: Ngoài có biểu tà, trong thực nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
+ Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công).
+ Làm thuốc bổ thì dùng chín (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập.
Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc làm áo viên thuốc để tránh cố tinh.
Bảo quản: Tránh ẩm thấp, để nơi thoáng gió.
www.duoclieu.org

Cách bào chế NGƯU BÀNG TỬ Arctium lappa L.; Họ cúc (Asteraceae)

Cách bào chế NGƯU BÀNG TỬ Arctium lappa L.; Họ cúc (Asteraceae):

NGƯU BÀNG TỬ


Tên khoa học: Arctium lappa L.; Họ cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Hạt. Hạt như hạt thóc, vỏ hơi cứng, to mập, có nhân sắc vàng, không ẩm mốc là tốt.
Thành phần hóa học: có chất dầu béo, một loại glycosid gọi là actinin và một ít lappin v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, đắng, tính hàn. Vào hai kinh phế và vị.
Tác dụng: Tán phong nhiệt, thông phế, thanh nhiệt giải độc.
Công dụng: Trị ngoại cảm, trái rạ, trái đỏ, yết hầu, mụn nhọt.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không nóng rét thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Bỏ vào nước đãi sạch tạp chất và hột lép, vớt ra phơi khô dùng sống, nếu dùng chín thì sao đến khi có mùi thơm và nổ lép bép là được. Khi bốc thuốc thang cần giã nát.
Bảo quản: Để nơi khô, ráo, thoáng gió, thỉnh thoảng nên phơi.

Cách bào chế NGƯU HOÀNG Calculus Bovis

Cách bào chế NGƯU HOÀNG Calculus Bovis:

NGƯU HOÀNG


Tên khoa học: Calculus Bovis
Ngưu hoàng là sạn (sỏi) thấy trong túi mật của con bò có bệnh (Bos taurus var. domesticus Gmellin) hay con trâu có bệnh (Bubalus bubalisL), nhưng thường thấy ở con bò hơn.
Con trâu hoặc con bò bị bệnh này thường gầy, ngơ ngác, mắt đỏ, lông dựng đứng, hay uống nước, sợ người, khi đi đầu quay nghiêng, đứng nằm thở khò khè, có người nhận xét buổi sớm nó hay nhìn ngơ ngác về phía đông.
Khi mổ trâu, bò lấy túi mật ta chú ý nắn túi và ông mật hễ thấy có cục rắn cứng thì nên rạch sớm túi mật ra, lọc qua rây, lấy mật riêng và ngưu hoàng riêng. Nếu để lâu, dịch mật ngấm vào ngưu hoàng sẽ làm ngưu hoàng đen, phẩm chất kém.
Khi lấy được ngưu hoàng rồi, rửa qua rượu, bọc kín phơi râm cho đến khi khô. Có người rửa rượu rồi thì tẩm nước gừng loãng, rồi treo phơi râm cho khô. Gói vào giấy bóng kính đựng vào hộp kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm. Không được phơi nắng hay sấy lửa, không được phơi ở chỗ có gió mạnh và không để ra ánh sổng, nếu không ngưu hoàng bị nứt vỗ sẽ đen sậm lại.
Ngưu hoàng có khi to bằng quả trứng gà, bé thì bằng hạt sạn, sắc vàng, đắng, thơm, xốp nhẹ, không nứt vỡ, không đen sậm là tốt.
Hiện nay còn có ngưu hoàng tổng hợp bán ở thị trường quốc tế.
Thành phần hóa học: Có acid colic, cholesterol, ergosterol, acid béo, este phosphoric, bilirubin, vitamin D, muối calci, chất sắt, đồng, có loại còn có caro - tenoid và các acid amin.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào hai kinh tâm và can.
Tác dụng: Thanh tâm, giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, định kinh.
Công dụng: Trị sốt cao phát cuồng, nói mê, trị kinh giản.
Liều dùng: Ngày dùng 0,3 - 0,6g.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng vì làm trụy thai.
Cách bào chế:
Khi dùng lấy ra tán bột.
Dùng đến đâu tán nhỏ đến đó và nên dùng ngay.
Bảo quản: Rất dễ vỡ, vụn nát. Cần bọc bông, lụa để vào hộp sắt hoặc lọ kín, có lót chất hút ẩm (silicagel, vôi sống…); tránh ẩm, tránh va chạm, đè nén.

Cách bào chế NGƯU TẤT Achyranthes bidentata Blume.; Họ dền (Amaranthaceae)

Cách bào chế NGƯU TẤT Achyranthes bidentata Blume.; Họ dền (Amaranthaceae):
NGƯU TẤT

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.; Họ dền (Amaranthaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Xuyên hay hoài ngưu tất rễ to, bề ngoài hồng trong nhiều thịt sắc vàng sậm, dài, mềm, dẻo là tốt.
Đồ ngưu tất sắc đen, nhiều vân và xơ. Còn các thứ khác nữa, kém hơn.
Cây cỏ xước của ta mọc hoang (Achyranthes aspera L.) rễ xơ và cứng hơn.
Thành phần hóa học: Có saponin, muối kali, chất dính.
Tính vị - quy kinh: Đắng, chua, tính bình. Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Dùng sống thì phố huyết hành ứ, dùng chín thì bổ can thận, mạnh gân cốt.
Công dụng:
+ Dùng sống: trị kinh bế sinh hòn cục, đẻ ra huyết, khó đẻ, bọc nhau không ra.
+ Dùng chín: trị lưng gối tê đau, teo, yếu.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Người khí hư, có thai không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đào về, rửa sạch bùn đất, phơi khô; khi dùng cắt bỏ đầu cuống, nhúng nước cho mềm, thái lát hoặc cắt đoạn (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao, tẩm muối sao cháy đen (dùng chín) tùy từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Dùng sống (cách này thường dùng); rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng 1 - 2mm, sấy khô.
+ Dùng chín: tẩm rượu hoặc tẩm muối tùy từng trường hợp, sấy khô.
Bảo quản: Tránh ẩm, rất dễ mốc, cần để nơi khô ráo, kín. Nếu mốc, có thể sấy hơi diêm sinh, xong phải phơi lại trước khi đóng gói.

Cách bào chế NHA ĐẢM TỬ (sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng)

Cách bào chế NHA ĐẢM TỬ (sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng):
NHA ĐẢM TỬ (sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng)

Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr (hoặc Brucea sumatrana Roxb).; Họ thanh thất (Simarubaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả nhỏ bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, nhăn nheo, trong có một nhân trắng ngà. Quả khô, không mọt là tốt.
Cây nha đảm cao từ 1 - 2m.
+ Không nhầm với cây khổ luyện tử (Xuyên luyện tử) (Melia toesendan S.et Z. họ xoan), cây cao trên 10m.
+ Không nhầm với cây xoan nhà (Melia azedarach L. họ xoan), cây cao 8 - 10m.
+ Không nhầm với cây khổ sâm (Sophora flavescensAit, họ đậu cánh bướm) và cây khổ nam sâm (Croton tonkinensis Gagnep, họ thầu dầu).
Thành phần hóa học: Chất dầu, các loại chất acid béo, chất glucosid v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào kinh đại tràng.
Tác dụng: Táo thấp, sát trùng.
Công dụng - liều dùng: trị bệnh lỵ amip, sốt rét, trĩ.
Lỵ: Ngày dùng 5 - 10 nhân.
Sốt rét: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 nhân.
Theo Tây y:
Trị lỵ amip: Ngày dùng 10-11 nhân. Thường chỉ dùng trong 1 - 2 ngày, nhưng nên uống liên tục trong 5 - 7 ngày, uống liều cao hơn thì có thể bị độc, kích thích; dùng thụt thì không có hiện tượng này.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược, nôn mửa không nên dùng.
Cách chế biến:
Theo Trung y:
Lấy hột nha đảm tử đập bỏ vỏ lấy nhân, gói trong giấy bản, ép cho hết chất dầu, hoặc lấy nhân cho vào cùi quả nhãn mà nuốt.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Rửa sạch bụi bẩn, phơi khô, sao qua, giã dập, dùng trong thuốc thang (với các thuốc khác).
+ Sau khi sao qua, tán bột mịn dùng trong hoàn tán (viên nha đảm của Viện Đông y gồm bột nha đảm và bách thảo sương đồng lượng, viên 0,10g ngày uống 8-12 viên).
Theo Tây y:
+ Lấy nhân quả tán thành bột với một tá dược (bột gạo rang, bách thảo sương…) để dễ tán, uống bột hay làm thành viên, một liệu trình là 5 ngày, từng ngày uống theo thứ tự như sau: 0,08; 0,16; 0,32; 0,16 và 0,08 tính theo bột của nhân.
+ Thuốc thụt: tán nhỏ nhân nha đảm với bột bách thảo sương thật mịn (đồng lượng) để làm thuốc thụt vào hậu môn; mỗi ngày thụt độ 0,25g nha đảm tử và 0,25g bách thảo sương (Viện Đông y).
Bảo quản: Dược liệu để thoáng gió, tránh ẩm mốc, bào chế rồi đậy kín.

Bào chế NHÂN SÂM Panax ginseng C.A.Mey.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae)

Bào chế NHÂN SÂM Panax ginseng C.A.Mey.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae):

NHÂN SÂM


Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Rễ (củ). Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.
Phân loại sâm cao ly:
1.   Dưới 20 chỉ - một cân ta (600g)
2.   50 - 60 chỉ
3.   70 - 80 chỉ
4.   Đại vĩ sâm
5.   Trung vĩ sâm
6.   Tiểu vĩ sâm
Ở Trung Quốc có tu hồng sâm, tiểu hồng sâm, đã di thực thành công cây tây dương sâm (Panax quin-quefolium L.) là thứ tốt nhất ở Bắc Mỹ.
Thành phần hóa học:panakilon là một bột vàng, vị ngọt sau hơi đắng, nhiều glucosid (panaxin), dầu thơm, có sinh tố B1 và B2, các chất hữu cơ.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào kinh phế, thông 12 kinh lạc.
Tác dụng:  Đại bổ nguyên khí
Công dụng:
Dùng sống: tả hỏa
Tẩm sao: bổ tân dịch, bổ nguyên khí (nhất là ở phế) thần kinh suy nhược.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
Cách chế biến:
Theo Trung y:
Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.
Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Bảo quản: Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.

Bào chế NHÂN TRẦN (Bồ bồ) Adenosma caeruleum R.Br.; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Bào chế NHÂN TRẦN (Bồ bồ) Adenosma caeruleum R.Br.; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae):

NHÂN TRẦN (Bồ bồ)


Tên khoa học: Adenosma caeruleum R.Br.; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Bộ phận dùng: Toàn cây khi có hoa (trừ rễ).
Khô, có nhiều lá, hoa ít cành, mùi thơm, sạch gốc rễ, không sâu, không ẩm mốc là tốt. Thứ để càng lâu càng tốt.
Không nhầm với cây nhân trần Trung Quốc có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb, họ cúc (Asteraceae), cây trắng mốc, công dụng cũng thế.
Ở miền Nam, cây bồ bồ chỉ tên một cây khác.
Thành phần hóa học: Saponin, flavoonoid và tinh dầu (0,7%), kali nitrat.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, hơi cay, tính ôn. Vào ba kinh can, đởm và bàng quang.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, giải nhiệt, phát hãn
Công dụng: Trị hoàng đản, sản hậu, tiểu tiện ít, trị giun đũa và móc cầu.
Liều dùng: Ngày dùng 20 - 40g.
Kiêng kỵ: Không
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Dùng ít, thu hái về rửa sạch, phơi râm nơi thoáng gió cho khô, để lên giàn bếp để bảo quản.
+ Lấy về khi có hoa, rửa sạch, phơi râm nơi thoáng gió cho khô, bó lại để chỗ khô ráo, thoáng gió, sạch sẽ, khi dùng cắt ngắn.
+ Có thể nấu cao với ích mẫu, hai thứ đều nhau (1ml = 10g dược liệu)
Bảo quản: Cất kín, không nên bào chế nhiều, để nơi khô ráo, tránh quá nóng mất mùi thơm.

Bào chế NHÂN TRUNG BẠCH Calamitas Urinae hominis

Bào chế NHÂN TRUNG BẠCH Calamitas Urinae hominis:

NHÂN TRUNG BẠCH


Tên khoa học: Calamitas Urinae hominis
Nhân trung bạch là cặn nước tiểu đóng trong chậu nước tiểu, kết thành miếng giòn và khai.
Cặn càng phơi lâu càng tốt, trắng ngà, có từng lớp, thứ lâu năm có lớp dày, cứng là tốt; đen, bẩn, nát là xấu.
Thành phần hóa học: Có các muối calci (phosphat, urat, clorua…) và các thành phần khác của nước tiểu.
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính hàn. Vào ba kinh can, tam tiêu và bàng quang.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ ứ, cầm máu.
Công dụng: Chữa đau hầu họng, lở loét trong mồm, nướu răng, thổ huyết, chảy máu cam.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem nhân trung bạch hòa vào nước trong, rửa đãi hết tạp chất, gạn hết nước trong, phơi khô, khi dùng để trên miếng ngói nung đỏ hồng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Cho vào nồi đất, trét kín, đốt bên ngoài bằng trấu, lấy phấn trắng bám trong lòng vung, bỏ cái đen, tán bột.
Đốt đỏ, cạo bỏ cái đen, tán bột.
Nung đỏ trực tiếp trên lửa hoặc bọc kín nung đỏ, tán bột, làm thủy phi lấy bột nhỏ mịn dùng.
Bảo quản: Để nơi mát, khô, ráo, đậy kín.

Bào chế NHỤC THUNG DUNG Cirtanches deserticola Y.C. Ma.; Họ Lệ dương (Orobanchacea)

Bào chế NHỤC THUNG DUNG Cirtanches deserticola Y.C. Ma.; Họ Lệ dương (Orobanchacea):

NHỤC THUNG DUNG


Tên khoa học: Cirtanches deserticola Y.C. Ma.; Họ Lệ dương (Orobanchacea)
Bộ phận dùng: Thân, rễ to, mập mềm, nhiều dầu, ngoài có vẩy mịn mềm, đen không mốc là tốt.
Thành phần hóa học: Nhục thung dung có chứa Hydratcarbon, iridoid glycosid, vitamin.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, chua, mặn, tính ôn. Vào kinh thận.
Tác dụng: Trợ thận, ích tinh huyết, tráng dương, nhuận tràng.
Công dụng: Trị liệt dương, lưng gối lạnh đau, trị băng huyết, đái són, bạch đái, táo bón.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g.
Kiêng kỵ: Thận hỏa vượng, di tinh thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Ngâm rượu một đêm, cạo bỏ đất cát và vẩy nổi, mổ giữa ruột bỏ hết lớp màng trắng, đồ độ 2 giờ, tẩm mỡ sữa, nướng thơm dùng (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, để ráo cho mềm, thái mỏng, phơi khô.
Bảo quản: Dễ mốc nên phải để nơi khô ráo, mát. Nếu mốc chỉ cần chải, lau.

Bào chế nhung hươu nai Coruu cervi parvum

Bào chế nhung hươu nai Coruu cervi parvum:

NHUNG

Tên khoa học: Coruu cervi parvum
Bộ phận dùng: Hươu và nai đực mới có sừng. Vào cuồi mùa hạ, sừng nó rụng đi; đầu mùa xuân sang năm, sừng non mọc lên. Sừng non khi mới mọc chừng 5 - 20cm rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt, trong có rất nhiều mạch máu và phát triển rất mau lẹ để thành sừng(gạc) không còn lông da nữa.
Nhung tốt nhất là thứ chưa phân yên, khổ mềm, thái được toàn bộ, không có xương tảng, không nứt.
Nhung đã mọc được một chi đúng phân yên thì đã kém, nếu chi đã hơi dài thì lại càng kém giá trị.
Ở miền Bắc nước ta và Trung Quốc cho nhung hươu (lộc nhung) tốt hơn nhung nai (mê nhung); ở miền Trung nước ta và Triều Tiên thì lại chuộng nhung nai hơn vì to hơn. Có người lại cho nhung hươu rừng tốt hơn nhung hươu nuôi. Mới đây ở Liên Xô người ta chứng minh nhung hươu nhà có giá trị như nhung hươu rừng.
Thành phần hóa học: Có nội tiết tố (hormon) gọi là nhung tinh, ở Liên Xô, người ta lấy chất này làm thuốc tiêm, thuốc uống pantocrin; ngoài ra còn có calci phosphat, calci cacbonat, protein, chất keo v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi mặn, tính ôn. Vào kinh thận, tâm, can và tâm bào.
Tác dụng – công dụng: Bổ nguyên dương, thuốc tư bổ cường tráng trị hư hao, đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g (nhung phiến hoặc bột nhung).
Kiêng kỵ: người bệnh hư hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Chế biến nhung tươi:
Lúc cắt nhung phải đảm bảo vô trùng, dùng cưa hay dao thật bén mà cắt, đầu treo ngược để khỏi chảy máu. Lấy vải bông đã tẩm cồn 900 bọc lại chỗ cắt. Lúc cắt cần làm cho hươu nai bình tĩnh không hoảng sợ để máu trong nhung không chảy mạnh làm giảm mất chất.
Nhung tươi có thể làm sạch lông, thái miếng mỏng ngâm rượu (1/4) mà dùng.
Cắt xong, treo ngược lên rồi làm khô. Việc làm khô rất quan trọng, liên quan đến giá trị và phẩm chất của nhung. Có mấy cách sau đây:
+ Lấy giấy bản tẩm rượu gừng (1/10) quấn lại, để nhung đứng ngược trong một cái thùng có đáy dễ tháo ra. Lấy cát nóng 30 - 400 xôi vào cho ngập nhung (trừ chỗ cắt). Khi cát nguội, tháo cát ra, bọc giấy bản tẩm rượu gừng lại, xối cát khác vào nóng hơn (60 - 700). Làm như vậy cho đến khó. Dùng cát nóng quá thì da ngoài chóng khô nhăn và nứt nhưng trong chưa khô, sau này hỏng. Mỗi lần thay cát nên thay giấy bản tẩm rượu (cách này thường dùng).
+ Lấy giấy bản quấn vào nhung, tẩm rượu, treo cao lên bếp cho khô, rồi phơi râm.
+ Lấy giấy bản nhúng vào nước gừng có pha rượu quấn vào nhung để 2 giờ, lấy bẹ chuôi tươi bó lại. Nướng trở cho đều đến khi héo bẹ chuối thì thôi.
+ Để nhung lên gác bếp chỗ nóng vừa cho đến khô. Làm cách này nhung đen và hôi.
+ Có người dự kiến sấy nhung trong tủ sấy giữ nhiệt độ 70 - 800 cho đến khô (dùng nhiệt độ từ thấp lên cao).
Khi nhung khô rồi, bọc vào giấy bản đựng trong thùng kín, để chỗ khô ráo.
Nhung chế biến tốt là không đen, không teo, không nứt, lông mượt, cắt ra thấy hồng đỏ, khi sờ lên có cảm giác như sờ lên miếng sáp.
Nhung chế biến không tốt thì teo, nứt bị ươn ở trong.
Ghi chú: Lúc mới cắt máu chảy ra có thể dùng ngay pha với rượu uống rất bổ, thường dùng cho người có tuổi.
Bào chế nhung khô:
Lấy bàn chải chải ngược lông cho hết lông có mấy cách:
+ Lấy thanh sắt nung đỏ lăn đi lăn lại trên nhung cho cháy hết lông.
+ Lấy rượu 900 tẩm qua đốt cho cháy hết lông. Làm hết lông rồi nhưng nếu thấy cứng thì tẩm qua rượu (hay không tẩm) đồ cho mềm (không nên đồ kỹ quá), thái miếng tròn càng mỏng càng tốt (dùng đến đâu thái đến đó), tẩm ít rượu sấy nhẹ lửa cho khô (không nên sao), sau đó tán bột làm hoàn tán hoặc để ăn với cháo hoặc ngâm rượu (1/2) mà dùng.
Bảo quản: để nơi khô ráo, trong hộp, lọ kín; có thể lót bột long não, hoa tiêu hay tế tân để phòng sâu bọ.