Dược phẩm thời La Mã cổ đại


6 viên thuốc được phát hiện trong một chiếc hộp thiếc trên con tàu La Mã cổ đại Pozzino, bị đắm ngoài khơi nước Ý, được xác định là có hơn 2.000 năm tuổi. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần dược liệu trong các viên thuốc này.
Thuốc viên thời La Mã cổ đại
Thuốc viên thời La Mã cổ đại
Nhóm nghiên cứu tìm thấy nhựa thông là chất có tính kháng khuẩn. Chất béo động vật và thực vật cũng được phát hiện trong đó có dầu ô liu thời cổ đại dùng trong nước hoa và các chế phẩm thuốc. Họ cũng tìm thấy tinh bột được cho là thành phần mỹ phẩm thời đầu La Mã (có lẽ trong viên thuốc này nó đóng vai trò tá dược). Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra hợp chất kẽm mà họ nghĩ rằng đó là thành phần hoạt chất trong viên thuốc. Với các thành phần của thuốc, nhóm nghiên cứu tin rằng những viên thuốc này dùng để chữa bệnh mắt.
BBC dẫn lời Giáo sư hóa học Maria Perla Colombini từ Trường đại học Pisa cho biết: "Tôi ngạc nhiên bởi tìm thấy nhiều thành phần trong thuốc. Các viên thuốc được bảo quản rất tốt trong điều kiện chìm sâu dưới biển quá lâu”.
Con tàu bị đắm mang theo mấy viên thuốc này được cho là có niên đại từ 140-130 trước Công nguyên. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1974 ngoài khơi bờ biển Tuscany, được tiếp tục khám phá trong thập niên 1980-1990, nhưng chỉ có những viên thuốc là được nghiên cứu đầy đủ.
Theo Thanh Niên
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/45083_Duoc-pham-thoi-La-Ma-co-dai.aspx