Bào chế PHÁC TIÊU Natrium sulfuricum

Bào chế PHÁC TIÊU Natrium sulfuricum:

PHÁC TIÊU


Tên khoa học: Natrium sulfuricum (Na2SO4.10H2O)
Phác tiêu do các cơ sở hóa chất sản xuất, kết tinh màu trắng đục: có ngậm 10 phân tử nước, vị mặn hơi chua. Phác tiêu thiên nhiên có nhiều tạp chất, đen, nhiều chất bẩn. Thứ ẩm ướt, chảy, vụn nát là kém.
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, đắng, tính hàn. Vào 3 kinh vị, đại tràng, và tam tiêu.
Tác dụng: Tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo; dùng làm thuốc xổ.
Công dụng: Ruột và dạ dày thực nhiệt, tích trệ, đại tiện tảo.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Theo Tây y:
Nhuận tràng: liều dùng 5 - 10g, buổi sáng nhịn đói, uống với nửa cốc nước.
Tẩy: 20 - 50g hòa tan trong 300ml nước, uống làm 2 - 3 lần cách nhau 10 phút.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Phác tiêu có nhiều tạp chất nên cần tinh chế lại: thứ tinh chế gọi là huyền minh phấn, thứ kết lại trên mặt có gai nhọn gọi là mang tiêu.
Cách chế huyền minh phấn: đem phác tiêu cùng nấu với rau cải cho tan ra, bỏ rau cải, gạn lấy nước trong đổ vào một cái chậu phơi sương một đêm, trên có vật kết tinh là thành.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Phác tiêu có tạp chất, cần tinh chế lại trước khi dùng.
Hòa tan trung nước lọc qua bông, rồi cô lại cho kết tinh.
Bảo quản: Hay bị chảy nước, cần tránh ẩm để nơi thoáng gió.
Nếu có nhiều, lót giấy bản hay giải màn, đựng trong hòm gỗ. Nếu có ít đựng trong lọ hoặc hộp giấy.