60 triệu USD là khoản tiền phạt mà hãng dược phẩm hàng đầu của Mỹ Pfizer và các công ty con phải nộp cho các cơ quan chức năng nước này vì vi phạm quy định về tiếp thị sản phẩm tại thị trường nước ngoài cũng như có các hành vi hối lộ.
Trong phán quyết ra ngày 7/8, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Pfizer đã thừa nhận vi phạm Đạo luật chống hối lộ ở nước ngoài (FCPA) trong suốt thời gian từ năm 2001-2007. Các nhân viên của Pfizer đã trả tiền cho giới chức ngành y tế, các bác sỹ... ở nhiều nước châu Á và Đông Âu, đổi lại các loại thuốc của hãng được ưu ái trên các thị trường này. Những nước này bao gồm Trung Quốc, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Italy, Kazakhstan, Nga và Secbia.
Trợ lý Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), ông James McJunkin khẳng định việc hối lộ các quan chức nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính đã tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, từ đó gây bất lợi cho các công ty làm ăn chân chính. Theo ông James McJunkin, những cá nhân hay công ty mưu toan gian lận trong ngành y tế cần phải bị xét xử thích đáng.
Đây không phải lần đầu tiên giới chức Mỹ phạt nặng một hãng dược phẩm vì những sai phạm trong tiếp thị sản phẩm. Trước đó, hồi đầu tháng Bảy, Bộ Tư pháp Mỹ đã phạt hãng dược phẩm hàng đầu thế giới của Anh GlaxoSmithKline (GSK) khoảng 3 tỷ USD vì đã tiếp thị trên thị trường những loại thuốc chưa được cấp phép của cơ quan chức năng Mỹ, che giấu dữ liệu và hối lộ.
Cách đây 2 năm, hãng dược phẩm AstraZeneca, liên doanh giữa Anh và Thụy Điển, cũng đã bị phạt gần 520 triệu USD vì đã tung ra thị trường một sản phẩm thuốc an thần chưa được Mỹ cấp phép./.
Trong phán quyết ra ngày 7/8, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Pfizer đã thừa nhận vi phạm Đạo luật chống hối lộ ở nước ngoài (FCPA) trong suốt thời gian từ năm 2001-2007. Các nhân viên của Pfizer đã trả tiền cho giới chức ngành y tế, các bác sỹ... ở nhiều nước châu Á và Đông Âu, đổi lại các loại thuốc của hãng được ưu ái trên các thị trường này. Những nước này bao gồm Trung Quốc, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Italy, Kazakhstan, Nga và Secbia.
Trợ lý Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), ông James McJunkin khẳng định việc hối lộ các quan chức nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính đã tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, từ đó gây bất lợi cho các công ty làm ăn chân chính. Theo ông James McJunkin, những cá nhân hay công ty mưu toan gian lận trong ngành y tế cần phải bị xét xử thích đáng.
Đây không phải lần đầu tiên giới chức Mỹ phạt nặng một hãng dược phẩm vì những sai phạm trong tiếp thị sản phẩm. Trước đó, hồi đầu tháng Bảy, Bộ Tư pháp Mỹ đã phạt hãng dược phẩm hàng đầu thế giới của Anh GlaxoSmithKline (GSK) khoảng 3 tỷ USD vì đã tiếp thị trên thị trường những loại thuốc chưa được cấp phép của cơ quan chức năng Mỹ, che giấu dữ liệu và hối lộ.
Cách đây 2 năm, hãng dược phẩm AstraZeneca, liên doanh giữa Anh và Thụy Điển, cũng đã bị phạt gần 520 triệu USD vì đã tung ra thị trường một sản phẩm thuốc an thần chưa được Mỹ cấp phép./.
(TTXVN)