“Đề án
bảo hiểm y tế toàn dân hiện
nay có độ bao phủ rộng nhưng
chưa chú trọng đầu tư
chất lượng, như vậy,
chẳng khác nào “cô gái đẹp chỉ có chiều
cao mà thiếu trí tuệ”.
Đây là hình ảnh
so sánh mà TS Nguyễn Huy
Quang – Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)
đưa ra tại buổi làm việc
của Ủy ban Các vấn đề xã hội
với Bộ Y tế ngày 21.8.
Bà Nguyễn
Kim Phương - cán bộ Tổ chức
Y tế thế giới tại
Việt Nam cho biết, tổng chi y tế
của VN năm 2010 là 7%, ở mức cao so với
thế giới. Tuy diện bao phủ BHYT toàn dân đã hơn 60% nhưng chi cho y tế từ BHYT mới
chỉ được 20%. Tiền túi của người
dân vẫn phải bỏ ra rất
nhiều.
Điều
này dẫn đến hậu quả,
hơn 4% hộ gia đình phải gánh chịu các chi phí y tế quá lớn so với
thu nhập, đã có tới 2% dân số Việt Nam bị
nghèo hóa vì chi phí cho bệnh
tật. Khả năng tiếp cận dịch
vụ y tế của người
dân vẫn thấp, mới chỉ
được 1,4 lần/người/năm. “Vấn
đề đặt ra là quỹ quá nhỏ hay dùng quỹ
chưa đúng, chưa hiệu quả
như lạm dụng kê đơn
thuốc, lạm dụng kỹ
thuật”- bà Phương đặt câu hỏi.
“Điều
kiện tiên quyết nâng chất lượng dịch
vụ y tế là yếu tố
con người vận hành hệ thống dịch
vụ y tế công, nhưng thu từ tăng giá dịch vụ lại
không đề cập đến mục
tiêu đổi mới con người và quy trình vận hành”.
TS Trần
Tuấn
Theo ông Quang, Đề
án BHYT toàn dân còn rất
“mông lung”, các chỉ tiêu
phấn đấu bao phủ 80-90% dân số vào năm 2020 cũng chưa có căn cứ nào. Ngay cả nguồn đóng thì các nước
khác thành công nhờ phương thức người
dân đóng là chính, còn VN thì do nhà nước
đóng. Thậm chí, đã hỗ trợ đến
70% tiền mua thẻ mà người dân cận
nghèo cũng chẳng mặn mà. Đáng nhẽ phải chi cho y tế
dự phòng để phòng bệnh và khám chữa bệnh ban đầu
thì tại VN số tiền chi cho chữa
các bệnh mãn tính, hiểm nghèo quá lớn.
BHYT bắt
buộc phải đặt lên hàng đầu
mới thành công. VN đa phần vẫn tự
nguyện nên xảy ra sự ngược
đời: Người ốm mua, người
khỏe không mua. Vì thế, tiền BHYT thu được
đến đâu lại chi hết ngay đến
đó.
BS-TS Trần
Tuấn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng
(cơ quan được giao phản biện các chính sách của
Nhà nước) cho biết: “Các quyết sách ngành y tế trong thời gian qua vẫn nặng lối
đối phó kiểu “tư duy lâm sàng”. Thấy
quá tải thì tăng giường bệnh, xây thêm bệnh
viện, thiếu kinh phí thì tăng viện phí, tăng mức BHYT... tức là cứ chạy
theo “triệu chứng” và “kê đơn”, ít khi dựa trên bằng chứng nghiên cứu
khoa học”.