Ngày càng có nhiều người uống nước lá sen để giảm béo, hạ mỡ máu... nhưng thực tế, theo các chuyên gia, nếu không bị bệnh mà uống dễ bị ngộ độc và mắc thêm bệnh.
Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Thu (32 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội) nghe nhiều người mách uống nước lá sen hằng ngày sẽ có tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu, giảm cholesterol... nên đi mua cả bao tải về phơi khô để cả nhà cùng uống.
Tuy nhiên, theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, lá sen có tên gọi là hà diệp, liên diệp, vị đắng tính bình vào 3 kinh: can, tỳ và vị, có tác dụng thăng thanh, tán ứ, thanh thử hành thủy - làm mát, lợi tiểu, làm dương khí tốt lên, chống ứ kết.
Dùng để chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thũng, lôi đầu phong (mụn nhọt trên đầu), nôn ra máu, chảy máu cam, đi lỵ ra máu... Khi bị bệnh cấp thì dùng lá sen 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc. Lá sen là một vị thuốc, dùng đơn lẻ ít có tác dụng mà thường được phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh.
Tác dụng giảm mỡ máu ở lá sen là do tính chất thanh nhiệt, bình can. Tuy nhiên, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì...
Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn, Trưởng khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng.
Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn, Trưởng khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng.
Đặc biệt cần chú ý, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn chứng bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, tay chân lạnh, đi tiểu... Vì vậy, nếu không bị bệnh không nên dùng lá sen. Khi dùng điều trị cũng chỉ nên dùng 15 - 20 ngày/đợt nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp thêm 1 - 2 đợt nữa nhưng tối đa không được quá 3 đợt/năm.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam phân tích, trong lá sen có chứa alkaloid, flavonoid.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam phân tích, trong lá sen có chứa alkaloid, flavonoid.
Về tác dụng dược lý lá sen đã được nghiên cứu nhiều và có các tác dụng chính sau: Nuciferin của lá sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần; chống rối loạn nhịp tim; tác dụng cầm máu; flavonoid lá sen có tác dụng chống oxy hóa lipit màng tế bào gan chuột và do vậy lá sen được sử dụng để chữa chảy máu: Đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết; an thần.
Tuy nhiên, riêng về hạ mỡ máu, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen có hạ cholesterol và lipit máu nhưng tác dụng yếu, vì lý do này mà một số thầy thuốc đã phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol với mục đích điều hòa lipit máu.
Tuy nhiên, riêng về hạ mỡ máu, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen có hạ cholesterol và lipit máu nhưng tác dụng yếu, vì lý do này mà một số thầy thuốc đã phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol với mục đích điều hòa lipit máu.
Vì vậy, chưa thể kết luận lá sen có tác dụng giảm béo mà nó chỉ điều hòa lipit máu theo xu hướng làm giảm lipit tự do và cholesterol máu, dùng có lợi cho người béo chứ không thể nói là uống để giảm cân được.
Đặc biệt, trong các bộ phận của sen, trừ hạt sen (đã bỏ tâm sen), ngó sen và tâm sen; các bộ phận khác đều có chứa alcaloid có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch nên đều phải dùng đúng liều quy định 15 - 20g/người lớn. Dùng quá liều sẽ gây độc.
Đặc biệt, trong các bộ phận của sen, trừ hạt sen (đã bỏ tâm sen), ngó sen và tâm sen; các bộ phận khác đều có chứa alcaloid có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch nên đều phải dùng đúng liều quy định 15 - 20g/người lớn. Dùng quá liều sẽ gây độc.
Thực tế nếu dùng tâm sen, lá sen quá liều lại làm mất ngủ do làm rối loạn nhịp tim. Vì vậy, người dùng cần có tư vấn của thầy thuốc.
Theo Xaluan