Tại diễn đàn "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" diễn ra ngày 20-8 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo Bộ Y tế đã khẳng định, ngành công nghiệp dược nước ta có đủ khả năng sản xuất thuốc thiết yếu cho nhu cầu điều trị trên những dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới với giá thành rẻ hơn. Thế nhưng con đường đến mục tiêu như tên của diễn đàn vẫn còn cách trở khi thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu với nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu và "tư tưởng" chuộng thuốc ngoại của cả người bệnh và bác sĩ khi kê đơn vẫn rất phổ biến.
Sản xuất thuốc trong nước hiện nay mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu sử dụng. Ảnh: Trung Kiên |
Tuyến càng cao càng "chuộng" thuốc ngoại
Hiện nay, cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược) và trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược tham gia sản xuất thuốc y học cổ truyền. Bộ Y tế thống kê, năm 2008, Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm; năm 2009 là 1,2 tỷ USD và dự kiến đến năm 2013, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Sản phẩm thuốc sản xuất trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thuốc tiêu thụ, từ 26% năm 1996 tăng lên hơn 47,82% năm 2011. Bên cạnh những loại thuốc thông thường như kháng sinh, chống giun sán, giảm đau hạ sốt, vitamin, nhiều số đăng ký thuốc sản xuất trong nước ở các nhóm bệnh tim mạch, tiểu đường, tâm thần, thần kinh đã xuất hiện và lưu thông trên thị trường. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam lần thứ V và đầy đủ 29 nhóm tác dụng dược lý theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Mặc dù, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp dược của Việt Nam đã cố gắng đầu tư, nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm thuốc bảo đảm chất lượng, với giá thành rẻ hơn so với thuốc nhập khẩu có cùng thành phần, tuy nhiên thực tế cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc nội trong nhân dân cũng như trong các cơ sở y tế vẫn còn thấp. Cụ thể, năm 2010, tổng số tiền mua thuốc của các bệnh viện (BV) công lập là 15 nghìn tỷ đồng, trong đó, chỉ có 38,7% dành để mua thuốc nội. Khảo sát riêng ở 34 BV trung ương, năm 2010, tổng số tiền mua thuốc nội là hơn 378 tỷ đồng (chiếm 11,9%), giảm so với năm 2009 là 0,4%. Còn ở 307 BV tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, con số này là hơn 2.232 tỷ đồng (chiếm 33,9%); ở 559 BV tuyến huyện là 2.900 tỷ đồng (chiếm 61,6% ). Như vậy, đã và đang có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu giữa các tuyến BV. Nguyên nhân của tình trạng này, theo đại diện một số doanh nghiệp cũng như lãnh đạo ngành y tế, là tư tưởng chuộng thuốc ngoại của các bác sĩ khi kê đơn, không loại trừ một số muốn hưởng lợi "hoa hồng" từ các hãng dược nước ngoài nên không hiếm đơn thuốc được kê theo kiểu bao vây (một đơn có tới 9-10 loại thuốc ngoại đắt tiền).
Hiện nay, cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược) và trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược tham gia sản xuất thuốc y học cổ truyền. Bộ Y tế thống kê, năm 2008, Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm; năm 2009 là 1,2 tỷ USD và dự kiến đến năm 2013, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Sản phẩm thuốc sản xuất trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thuốc tiêu thụ, từ 26% năm 1996 tăng lên hơn 47,82% năm 2011. Bên cạnh những loại thuốc thông thường như kháng sinh, chống giun sán, giảm đau hạ sốt, vitamin, nhiều số đăng ký thuốc sản xuất trong nước ở các nhóm bệnh tim mạch, tiểu đường, tâm thần, thần kinh đã xuất hiện và lưu thông trên thị trường. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam lần thứ V và đầy đủ 29 nhóm tác dụng dược lý theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Mặc dù, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp dược của Việt Nam đã cố gắng đầu tư, nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm thuốc bảo đảm chất lượng, với giá thành rẻ hơn so với thuốc nhập khẩu có cùng thành phần, tuy nhiên thực tế cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc nội trong nhân dân cũng như trong các cơ sở y tế vẫn còn thấp. Cụ thể, năm 2010, tổng số tiền mua thuốc của các bệnh viện (BV) công lập là 15 nghìn tỷ đồng, trong đó, chỉ có 38,7% dành để mua thuốc nội. Khảo sát riêng ở 34 BV trung ương, năm 2010, tổng số tiền mua thuốc nội là hơn 378 tỷ đồng (chiếm 11,9%), giảm so với năm 2009 là 0,4%. Còn ở 307 BV tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, con số này là hơn 2.232 tỷ đồng (chiếm 33,9%); ở 559 BV tuyến huyện là 2.900 tỷ đồng (chiếm 61,6% ). Như vậy, đã và đang có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu giữa các tuyến BV. Nguyên nhân của tình trạng này, theo đại diện một số doanh nghiệp cũng như lãnh đạo ngành y tế, là tư tưởng chuộng thuốc ngoại của các bác sĩ khi kê đơn, không loại trừ một số muốn hưởng lợi "hoa hồng" từ các hãng dược nước ngoài nên không hiếm đơn thuốc được kê theo kiểu bao vây (một đơn có tới 9-10 loại thuốc ngoại đắt tiền).
100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược trong nước sẽ đạt tiêu chuẩn GMP vào năm 2015. Ảnh: Đàm Duy |
Tăng dần tỷ lệ sử dụng thuốc nội
Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 264-TB/TƯ, ngày 31-7-2009 về tổ chức Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", từ năm 2010, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam". Theo đó, tháng 6-2012, Bộ Y tế đã hoàn thiện bản dự thảo đề án và gửi các bộ, ngành, 63 sở y tế các tỉnh, thành phố để đóng góp ý kiến. Mục tiêu của đề án nhằm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương và cộng đồng dân cư; thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam phát triển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đến năm 2015 đáp ứng 60% nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Một số mục tiêu cụ thể đã được đặt ra: Đến năm 2015, tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở điều trị (BV tuyến trung ương tăng 3%, BV tuyến tỉnh/thành phố tăng 4%, BV tuyến huyện tăng 5%); tăng tỷ lệ kê đơn thuốc sản xuất trong nước cho bệnh nhân ngoại trú thêm 10% mỗi năm. Để nâng cao chất lượng thuốc, đề án đặt mục tiêu phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt), GSP (thực hành bảo quản thuốc tốt) và GLP (hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm) vào năm 2015.
Để đạt được những mục tiêu trên, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải điều quan trọng là đội ngũ thầy thuốc phải có trách nhiệm tư vấn, cung cấp những thông tin về thuốc nội để người bệnh biết lựa chọn, đặc biệt phải ưu tiên kê thuốc nội vào đơn thuốc. Các giải pháp khác như ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước, cấp vốn ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất thuốc thiết yếu, các dự án sản xuất nguyên liệu hóa dược phục vụ xuất khẩu; cải cách việc tính thuế với doanh nghiệp dược; có chính sách về vốn đối với cơ sở nghiên cứu sản phẩm thuốc… sẽ không phát huy hiệu quả khi chính bác sĩ "từ chối" thuốc nội.
70% dân số nước ta ở khu vực nông thôn, đời sống còn rất khó khăn, khi ốm đau họ chỉ cần có thuốc để chữa khỏi bệnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc đắt tiền. Nếu kê đơn thuốc sản xuất trong nước thì cùng một lượng kinh phí sẽ cứu chữa được cho nhiều người bệnh. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm và lương tâm của mỗi người thầy thuốc.
Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 264-TB/TƯ, ngày 31-7-2009 về tổ chức Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", từ năm 2010, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam". Theo đó, tháng 6-2012, Bộ Y tế đã hoàn thiện bản dự thảo đề án và gửi các bộ, ngành, 63 sở y tế các tỉnh, thành phố để đóng góp ý kiến. Mục tiêu của đề án nhằm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương và cộng đồng dân cư; thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam phát triển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đến năm 2015 đáp ứng 60% nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Một số mục tiêu cụ thể đã được đặt ra: Đến năm 2015, tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở điều trị (BV tuyến trung ương tăng 3%, BV tuyến tỉnh/thành phố tăng 4%, BV tuyến huyện tăng 5%); tăng tỷ lệ kê đơn thuốc sản xuất trong nước cho bệnh nhân ngoại trú thêm 10% mỗi năm. Để nâng cao chất lượng thuốc, đề án đặt mục tiêu phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt), GSP (thực hành bảo quản thuốc tốt) và GLP (hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm) vào năm 2015.
Để đạt được những mục tiêu trên, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải điều quan trọng là đội ngũ thầy thuốc phải có trách nhiệm tư vấn, cung cấp những thông tin về thuốc nội để người bệnh biết lựa chọn, đặc biệt phải ưu tiên kê thuốc nội vào đơn thuốc. Các giải pháp khác như ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước, cấp vốn ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất thuốc thiết yếu, các dự án sản xuất nguyên liệu hóa dược phục vụ xuất khẩu; cải cách việc tính thuế với doanh nghiệp dược; có chính sách về vốn đối với cơ sở nghiên cứu sản phẩm thuốc… sẽ không phát huy hiệu quả khi chính bác sĩ "từ chối" thuốc nội.
70% dân số nước ta ở khu vực nông thôn, đời sống còn rất khó khăn, khi ốm đau họ chỉ cần có thuốc để chữa khỏi bệnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc đắt tiền. Nếu kê đơn thuốc sản xuất trong nước thì cùng một lượng kinh phí sẽ cứu chữa được cho nhiều người bệnh. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm và lương tâm của mỗi người thầy thuốc.