Cấy chip điện tử vào thuốc uống - Khi công nghệ đi vào tận dạ dày


Bạn chỉ cần viên thuốc, ly nước và tất cả công việc còn lại là uống chúng. Thực sự quá đơn giản đối với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc khi sử dụng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giờ giấc sử dụng, về liều lượng và cách thức uống. Không may mắn rằng, hơn một nửa số người bệnh không tuân thủ đúng các quy định được yêu cầu.
 
cay-chip-dien-tu-vao-thuoc-uong-khi-cong-nghe-di-vao-tan-da-day
 
Nhiều bệnh nhân, chẳng hạn như những người mắc bệnh ung thư hay những người bị nhiễm HIV thì việc uống thuốc càng cần phải được theo dõi nghiêm ngặt. Đối với những người cao tuổi, việc ghi nhớ chính xác về cách thức uống thuốc lại là một trở ngại lớn, hay đối với trẻ nhỏ cũng tương tự như vậy.
 
 
cay-chip-dien-tu-vao-thuoc-uong-khi-cong-nghe-di-vao-tan-da-day
Chính vì lý do đó, các nhà nghiên cứu tại trung tậm Proteus Digital Health, California đã phát triển một con chip điện tử có thể đặt trong viên thuốc giúp kiểm soát các vấn đề. Chip cảm biến này được gọi là Ingestion Event Maker, người bệnh có thể nuốt chúng mà không sợ bị ảnh hưởng đến cơ thể. Khi chip đi xuống dạ dày, chất dịch dạ dày cung cấp nguồn năng lượng cho nó và nó bắt đầu phát ra tín hiệu đánh dấu mốc thời gian uống. Thông tin này sẽ được truyền tới thiết bị ghi nhận chẳng hạn như điện thoại hay thiết bị theo dõi bệnh với các số liệu về nhịp tim, tình trạng cơ thể, thời gian sử dụng, lưu lượng thuốc... Các bác sĩ qua đó có thể kiểm tra xem bệnh nhân đã tuân thủ đúng các quy định dùng thuốc hay chưa, nhờ đó sẽ có những điều chỉnh thích hợp .
 
Ngoài ra, theo thông tin từ phía trung tâm nghiên cứu Proteus thì họ đang đợi phê chuẩn từ phía FDA để có thể tung nó ra thị trường trong thời gian tới.
 

Nguồn : genk.v