FDA chuẩn thuận thuốc chứa cảm biến điện tử có-thể-ăn-được giúp theo dõi quá trình uống


[IMG]

Không phải ai trong chúng ta cũng có thể uống thuốc đúng giờ và đủ liều, đặc biệt đối với các bệnh yêu cầu độ nghiêm ngặt cao về thời gian như lao kháng thuốc, đái đường... hay đúng liều như thuốc kháng sinh thì vấn đề đó càng quan trọng. Và đây là nơi mà các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất có thể thâm nhập. Mới đây, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận cho công ty Proteus Digital Health tích hợp và tiếp thị các sản phẩm thuốc trấn antích hợp microchip có-thể-ăn-được cho phép bác sĩ/người thân theo dõi thời điểm/liều lượng thuốc người bệnh uống. Được biết đây là loại cảm biến đầu tiên có-thể-ăn được được cơ quan này chuẩn thuận và cho phép tiếp thị và bán ra thị trường.

Có kích thước nhỏ chỉ bằng hạt cát, cảm biến có-thể-ăn-được này chưa một con chip rất nhỏ cấu tạo bởi silicon, magiê và đồng. Khi nuốt vào bụng, các chất lỏng trong dạ dày sẽ tác động lên cảm biến khiến nó sản sinh ra một điện thế nhỏ. Nhờ đó, một tín hiệu sẽ được chuyển thông qua các mô cơ thể đến miếng dán (kèm theo) trên da người uống. Miếng dán này sẽ chuyển tiếp thông tin về liều lượng và thời điểm uống thuốc đến một ứng dụng trên điện thoại của người giám sát (bác sĩ hoặc người nhà - tất nhiên việc chuyển tiếp này phải được người bệnh cho phép) và hiển thị thông tin trên đó. Được biết, miếng dán da kèm theo còn chuyển tiếp cả nhịp tim, tư thế và trạng thái nghỉ ngơi/hoạt động của người bệnh. Về microchip trong dạ dày, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, khoảng vài phút, microchip sẽ tự động phân hủy và không để lại hậu quả gì ngoài một ít khoáng chất (magiê, đồng, silic) vào cơ thế.

Hiện tại, chỉ thuốc trấn an - một loại thuốc không có tác dụng gì ngoài việc khiến người bệnh yên tâm về mặt tâm lý - chứa microchip này được FDA cho phép do các nghiên cứu thể hiện rõ sự an toàn và tính hiệu quả của loại thiết bị này. Tuy nhiên, Proteus Digital Health hy vọng FDA sẽ có quyết định tương tự cho các loại thuốc khác có tích hợp microchip này của họ trong tương lai gần. Công ty cũng cho biết ngoài loại thiết bị trên thì họ cũng dự định phát triển các giải pháp thay thế cho xét nghiệm máu, chụp CAT/MRI và các thiết bị cấy ghép dưới da giúp điện tâm đồ hoặc tự động tiêm thuốc vào cơ thể điều khiển bằng smartphone qua tín hiệu không dây.

Về triển vọng ứng dụng của loại cảm biến có-thể-ăn được bên cạnh tích hợp vào dược phẩm, có thể hình dung một tương lai khi mọi thực phẩm bán ra trên thị trường đều được gắn loại cảm biến này với thông tin về các thành phần dinh dưỡng có ở phần mềm. Lúc này, lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn sẽ được kiểm soát qua smartphone của chính bạn. Viễn tượng cô trợ lý ảo Siri nhắc nhở “Hey, bạn đang thiếu bêta carôten đó, kiếm củ cà rốt ăn đi” hoàn toàn có thể xảy ra phải không các bạn? :)