Quả ớt: Vị thuốc giảm đau bị bỏ quên


Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng...) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.

Ớt là gia vị khó có thể bỏ qua đối với người Việt Nam, nhất là đồng bào miền Trung. Món ăn thường ngày mà không có ớt đối với họ thật là điều nhạt nhẽo, vô vị. Ớt càng cay càng "hấp dẫn". Chính vị cay làm cho ớt trở thành món ăn khó quên. Thế nhưng cũng chính vị cay của ớt lại đã và đang được cả thế giới đổ xô nghiên cứu và ứng dụng.

Chất capsaicin trong ớt

Quả ớt thuộc họ cà, Đông y gọi là lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu (ớt sừng trâu), hải tiêu... Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau).

Đặc tính sáng giá nhất của ớt chính là chất capsaicin có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.

Cảm giác cay mà chúng ta có được là do chất capsaicin kích thích não sản sinh ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, bệnh đau đầu do thần kinh và các chứng đau do bệnh ung thư.
Qủa ớt
Capsaicin thúc đẩy sự tiết ra chất P, một neurotransmitter thông báo cho não bạn biết bạn đang bị đau. Tuy nhiên, tiếp xúc với capsaicin lâu sẽ làm giảm cảm giác đau. Vì lý do này, capsaicin đôi khi được sử dụng để làm giảm cơn đau khớp. Capsaicin cũng khích thích sự tiết ra endorphin, hóa chất khiến bạn cảm thấy khoái. Vì thế mà nhiều người bị nghiện ăn ớt.

Capsaicin có trong ớt cũng được ứng dụng để chế tạo những thuốc giảm đau, capsaicin làm giảm tác dụng của chất "P", chất "P" có nhiệm vụ đưa tin đau từ da đến cột sống. Bằng cách chặn đường chất "P", capsaicin có tác dụng như một chất giảm đau có tác dụng lâu và đã điều trị hiệu quả cho khoảng 75% bệnh nhân.

Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng...) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.

Năm 1998 ở nước Anh có một loại thuốc tên Zacin. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi chứa 0,025% capsaicin dùng để giảm đau trong viêm xương khớp. Kem được bôi ở khớp bị đau nhiều lần mỗi ngày, làm giảm chất P ở các dây thần kinh mang thông tin đến não. Đối với viêm khớp dạng thấp cũng thấy có tác dụng.

Kinh nghiệm dùng ớt trong điều trị đau lưng, khớp
- Trị đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

- Trị đau lưng, đau khớp: 15 trái ớt chín, lá đu đủ 20g, lá ngải cứu 20g, giã nhỏ, sau đó đem ngâm rượu nồng độ cao, xoa bóp thường xuyên vào chỗ đau nhức sẽ thuyên giảm được chứng bệnh.

- Trị đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh: Trái ớt giã nát, ngâm rượu trắng với tỉ lệ 1/2 ( Một phần ớt tươi, hai phần rượu) dùng xoa bóp chỗ đau.

- Trị đau nửa đầu (migraine): Một số nhà khoa học đã nghiên cứu dùng ớt nhỏ một giọt capsaicin vào lỗ mũi phía bên bị đau đầu của người bệnh, kết quả giảm đau thấy rõ. Khi nhỏ thuốc vào bên kia thì không xảy ra điều gì.

- Trị viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả, dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Trị đau lưng: Cao dán ớt dùng điều trị các cơn đau như đau lưng, viêm khớp và các cơn đau cơ xương khác. Cao dán giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm cơn đau. Sau khi rửa sạch và lau khô chỗ đau, dán tấm dán lên trong 24 giờ. Trước khi dán, nên thử test trước ở diện tích nhỏ để đề phòng quá nóng gây kích thích da. Cao dán sẽ lan tỏa hoạt chất dưới sức nóng của da. Không dùng với da nhạy cảm hoặc đang bị bệnh ngoài da.

Chỉ nên ăn một lượng vừa đủ

Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghĩ ăn nhiều ớt sẽ gây loét dạ dày. Thế nhưng, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ớt lại là thức ăn tốt cho những người bị loét dạ dày. Theo các chuyên gia, quả ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra a-xít chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét. Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Các chất cay trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.

Vị cay của ớt đúng là ngon và hấp dẫn nhưng phải ăn cay thế nào cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

(Theo Đồng Nai online)

Thuốc đông dược chứa chất cấm chưa được phép nhập vào Việt Nam


Cơ quan y tế Canada vừa tuyên bố thu hồi loại thuốc đông dược zhuifeng tougu wan (nhãn bằng tiếng Anh).
• Người có bệnh truyền nhiễm không được chế biến thực phẩm

 Thuốc này có tác dụng cho người bị trúng phong, cảm và giảm đau, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc có mức thuỷ ngân vượt xa giới hạn cho phép. Ngoài ra, sản phẩm cũng chứa một lượng chì cao hơn bốn lần và lượng thạch tín cao gần hai lần số lượng cho phép.

Trước thông tin trên, ngày 25.9, đại diện cục Quản lý dược (bộ Y tế), cho biết loại thuốc này hiện chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Các thuốc điều trị lưu hành hợp pháp tại Việt Nam buộc phải có số đăng ký lưu hành của cơ quan quản lý cấp, có nhãn phụ tiếng Việt ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu.

• Người đang mắc các bệnh, hoặc các chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh, hoặc chứng bệnh truyền nhiễm không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đó là nội dung thông tư số 15 quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vừa được bộ Y tế ban hành.

 Ngoài ra, nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 20cm, cách tường tối thiểu 30cm và cách trần tối thiểu 50cm.


Theo L. Hà (SGTT.VN)

Cách dùng niclosamide chống sán


Niclosamide là thuốc được dùng khi bị nhiễm sán bò, sán cá, sán lợn. Thuốc giúp tống các sán ra khỏi ruột. Thuốc cũng có tác dụng trên sán lợn, nhưng không có tác dụng đối với trứng của loại sán này do đó có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn. Vì vậy trong trường hợp này nên dùng thuốc praziquantel.
Thuốc tác dụng tại chỗ do tiếp xúc trực tiếp trên đầu sán, can thiệp vào sự chuyển hóa năng lượng của sán có thể do ức chế sự sản sinh ra adenosin triphosphat (ATP) ở ty lạp thể, ức chế sự thu nhận glucose của ký sinh vật. Kết quả là đầu sán và các đoạn liền kề bị chết. Toàn bộ sán không giữ lại được trong ruột và bị tống ra ngoài theo phân cả con hoặc thành các đoạn nhỏ.
Khi dùng nên nhai viên thuốc rồi nuốt với một ít nước sau bữa ăn sáng. Ðối với trẻ nhỏ, nên nghiền viên thuốc ra, trộn với một ít nước rồi cho uống. Khi bị nhiễm sán, thường có rất nhiều niêm dịch ruột, nên lúc dùng thuốc, cần uống nhiều dịch quả chua để hoà loãng và loại bỏ niêm dịch, tạo điều kiện cho thuốc tiếp xúc nhiều hơn với sán. Khi bị táo bón, cần làm sạch ruột trước khi điều trị. Không cần phải có chế độ ăn uống gì đặc biệt. Nếu sau khi dùng thuốc, muốn tống sán ra nhanh hơn và nguyên con, cần dùng thuốc tẩy muối có tác dụng mạnh như natri sulfat hoặc magnesi sulfat 2 giờ sau khi dùng niclosamid. Dùng thuốc tẩy sẽ làm cho phân lỏng và sán xổ ra dễ hơn. Nếu không tẩy, sán sẽ bị tống ra thành mảnh hoặc thành đoạn vào những ngày sau.
Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc. Khi có thai, việc dùng niclosamid phải hết sức thận trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Nói chung thuốc dùng được cho người mang thai, nhưng không dùng khi bị nhiễm sán lợn, vì có nguy cơ nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn.
 Hình ảnh sán lá gan ở người dưới kính hiển vi.
Niclosamid nói chung không gây tác dụng có hại đáng kể. Các tác dụng không mong muốn nhẹ, thường gặp như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Có thể thấy ban đỏ da, ngứa, ngoại ban (nhưng hiếm gặp).
Không dùng phối hợp với các thuốc có thể gây nôn để tránh trứng sán trào ngược từ ruột lên, gây bội nhiễm. Việc dùng niclosamid khi bị nhiễm sán lợn có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn. Ðể tránh nguy cơ này, sau khi dùng niclosamid được 2 giờ phải dùng thuốc tẩy muối. Việc tống các đoạn sán ở phía dưới chứa đầy trứng sán trưởng thành ra ngoài phải làm càng nhanh càng tốt. Khi tẩy trứng ra ngoài, phải hết sức cẩn thận để tránh trứng dính vào tay, vào miệng người bệnh, sẽ dẫn đến bệnh ấu trùng sán lợn rất nguy hiểm.    
  Dược sĩ  Hoàng Thu Thủy

Mylan Launches First Generic Version of Diovan HCT Tablets


Mylan Inc. today announced that its subsidiary Mylan Pharmaceuticals has received final approval from the U.S. Food and Drug Administration (FDA) for its Abbreviated New Drug Application (ANDA) for Valsartan and Hydrochlorothiazide Tablets USP, 80/12.5 mg, 160/12.5 mg, 160/25 mg, 320/12.5 mg and 320/25 mg. This product is the generic version of Novartis' Diovan HCT® Tablets, which are indicated for the treatment of hypertension, to lower blood pressure in patients not adequately controlled with monotherapy or as initial therapy in patients likely to need multiple drugs to achieve their blood pressure goals.(1)
Mylan CEO Heather Bresch commented: "Mylan's launch of the first generic Valsartan and Hydrochlorothiazide Tablets USP represents our eighth first-to-file launch this year, demonstrating our continued leadership in bringing new generic products to the market. Through this launch, we are proud to continue contributing to the increased health care savings experienced by patients, governments and payors in the U.S. supported by the generic availability of an important, widely prescribed product such as this one."
Valsartan and Hydrochlorothiazide Tablets USP, 80/12.5 mg, 160/12.5 mg, 160/25 mg, 320/12.5 mg and 320/25 mg, had U.S. sales of approximately $1.6 billion for the 12 months ending June 30, 2012, according to IMS Health. Mylan is shipping this product immediately.
Currently, Mylan has 168 ANDAs pending FDA approval representing $77.8 billion in annual sales, according to IMS Health. Thirty-three of these pending ANDAs are potential first-to-file opportunities, representing $20.8 billion in annual brand sales, for the 12 months ending June 30, 2012, according to IMS Health.
(1) Valsartan and Hydrochlorothiazide Tablets can cause injury and death to the developing fetus and therefore should be discontinued if pregnancy occurs. It should also not be used in people who are allergic to any component of the product or to other sulfonamide-derived drugs. Other precautions include: excessive reductions in blood pressure, decreased renal function, allergic reactions, exacerbation or activation of systemic lupus erythematosus, drug interactions with lithium, potassium and electrolyte abnormalities, visual changes and metabolic disturbances. If any of these conditions occur or are suspected, medical attention should be sought.
SOURCE Mylan Inc.
Posted: September 2012

Khi nào cần bổ sung kẽm?


Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm làm tăng sinh sản (phân chia) tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, lúc tuổi nhỏ, trưởng thành, tác động đến hấu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống.

Khi thiếu kẽm dễ sinh các biểu hiện bất thường hay bệnh lý như có thể dẫn tới các rối loạn thần kinh, góp phần tạo nên bệnh tâm thần phân liệt, gây rối loạn tập tính, kém thích nghi với các biến đổi. Nếu thiếu kẽm sẽ làm cho tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, khi gãy chậm mọc lại, có những bớt trắng, da bị khô, sạm. Thiếu kẽm, sự nhạy cảm của vị giác bị giảm hoặc mất hẳn, ăn thức ăn có vị ngọt mà cảm thấy đắng, ăn không ngon, chán ăn, viêm niêm mạc miệng...
 Hàu là loại thức ăn có chứa nhiều kẽm.
Ở nước ta, có khoảng 30-40% trẻ em và hầu hết nữ trong tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm (theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Nguyên nhân do chế độ ăn có nhiều chất bột ít chất đạm, do chế biến (trong thực vật kẽm nằm ở phấn hoa nhụy lá mầm của hạt, xay xát nhiều làm mất kẽm), do bệnh tật (bệnh  đường ruột làm cho kẽm khó hấp thu), do di truyền (bệnh  acrodematis, cơ thể không hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông) và đôi khi do dùng thuốc (dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm).
Việc chẩn đoán thiếu kẽm cần dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm. Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.
Phòng ngừa thiếu kẽm:
Chọn  thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật. Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ. 
Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho  trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

  DS.  Vũ Trung Hải

Thuốc dùng ngoài da


Thuốc dùng ngoài da là dạng thuốc có thể chất mềm, dùng để bôi lên da hay niêm mạc để bảo vệ da, chữa bệnh ngoài da hoặc đưa thuốc thấm qua da để có tác dụng điều trị tại chỗ và/hoặc toàn thân.
Thuốc dùng ngoài da cũng có rất nhiều dạng khác nhau: dạng mỡ, kem, thuốc băng dán, thuốc lỏng dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương, dạng thuốc bột (ví dụ bột bỏng)... Hiện nay phổ biến nhất là các dạng thuốc mỡ dùng ngoài da hoặc kem bôi da được đựng trong các tuýp hoặc ống như kem đánh răng bằng chất dẻo hoặc kim loại dễ bóp.
Không dùng cùng lúc nhiều loại thuốc bôi ngoài da
Các dạng thuốc dùng ngoài da
Thuốc mỡ mềm: thuốc có thể chất mềm gần giống mỡ lợn hoặc vaselin. Hoạt chất được phân bố trong tá dược là các chất dầu, mỡ hoặc sáp.
Bột nhão (paste): dạng thuốc mỡ trong đó các dược chất rắn không tan ở dạng bột chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 40%).
Sáp: thuốc mỡ có thể chất dẻo do có một tỉ lệ lớn sáp, parafin hoặc alcol béo cao (ví dụ như cao sao vàng, bạch hổ hoạt lạc cao...).
Kem (cream): dạng thuốc có thể chất mịn màng có chứa một lượng lớn các tá dược lỏng có cấu trúc nhũ tương.
Gel: dạng thuốc chính chứa một lượng lớn các chất keo thân nước trương nở và tạo gel khi điều chế.
Khi điều chế các dạng thuốc bôi ngoài da nói trên, nhà sản xuất tùy theo tính chất dược lý của hoạt chất mà chọn các loại tá dược khác nhau để sao cho thuốc có tác dụng làm dịu da, bám tốt trên da nhưng dễ rửa sạch khi bôi xong. Đối với một số thuốc bôi với mục đích không điều trị bên ngoài da mà muốn cho thuốc tác dụng vào bên trong vùng được bôi thì chất tá dược phải chọn loại sao cho dược chất thấm sâu vào trong.
Đối với các thuốc dùng với mục đích điều trị ngoài da cần chọn loại thuốc mỡ hoặc kem bôi có tác dụng bảo vệ da, sát trùng, chống nấm ngoài da. Những thuốc này đã được nghiên cứu sản xuất bằng các loại tá dược sao cho thuốc không có khả năng thấm sâu vào bên trong da, đồng thời lại có tác dụng bịt kín trên da ngăn cản dược chất thẩm thấu vào trong. Bản thân da lành lặn vốn không phải là cơ quan hấp thu thuốc mà ngược lại nó là hàng rào của cơ thể chống lại sự xâm nhập ngoại mô vào cơ thể.
Một số thuốc mỡ dùng ngoài da nhưng với mục đích cho dược chất thấm qua da và đi vào máu gây tác dụng tại chỗ hay toàn thân (ví dụ như các loại kem giảm đau) lại phải chú ý khi sử dụng nên bôi thuốc ở chỗ nào trên cơ thể. Nếu là những chỗ da mỏng như nách, bẹn, thái dương... dược chất dễ thấm vào hơn những chỗ da dày.
Một số dạng thuốc mỡ dùng ngoài phổ biến
Các loại cao xoa có mentol và một số loại tinh dầu khác: đây là dạng thuốc truyền thống rất thông dụng được mọi người dùng nhiều để giải cảm (cạo gió), chống rét, làm nóng bụng, chữa các chứng đau cơ kinh niên... Chú ý không dùng thuốc này ở trẻ em nhỏ tuổi, nhất là trẻ sơ sinh vì da trẻ mỏng nên thuốc có thể gây bỏng rát. Một số loại kem bôi có metyl salicylat phối hợp với các loại tinh dầu có tác dụng giảm đau tận gốc, hiệu quả nhanh được dùng trong tập luyện thể thao khi bị sang chấn. Thoa kem lên chỗ đau xong cần xoa bóp kỹ để tăng tác dụng.
Trong các chứng đau khớp cũng thường dùng thuốc này để kháng viêm, giảm cơn đau rất tốt.
- Các loại thuốc mỡ trị bệnh ngoài da như thuốc DEP trị ghẻ, ASA trị nấm, BSI trị hắc lào, ketoconazol trị nấm, vảy nến... khi bôi lên vùng da bị bệnh cần làm sạch để tăng tiếp xúc giữa thuốc và da.
- Thuốc mỡ có povidon iodin 10%: đây là thuốc sát trùng có iod dùng để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn ở các vết thươngnhỏ, nông hoặc các vết bỏng, điều trị hỗ trợ một số bệnh ngoài da do vi trùng hoặc nấm. Ngoài ra còn dùng để sát trùng trước khi phẫu thuật. Khi sử dụng các thuốc sát trùng ngoài ra có iod nói chung cần thận trọng đối với những vùng da mỏng, nhất là đối với trẻ em. Tránh tình trạng dùng quá nhiều lần ở một vùng da mỏng có thể gây kích ứng da hoặc tăng iodin quá mức ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
- Kem bôi hoặc gel có chứa chất kháng viêm corticoid (ví dụ: flucina), chất kháng sinh (chlorocid), chất nội tiết tố (oestrogel) hoặc chất kháng virút (zovirax) có thể ở dạng đơn chất hoặc phối hợp nhiều thành phần. Trên thị trường có rất nhiều biệt dược loại này. Đây là các thuốc dùng ngoài để điều trị các bệnh ngoài da tại chỗ hoặc có tác dụng toàn thân. Tuy là thuốc dùng ngoài nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách vẫn có thể bị các phản ứng có hại của các hoạt chất trong thuốc như là dùng đường uống hoặc tiêm. Vì vậy, đều phải sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Một số hoạt chất kể trên là loại thuốc chống chỉ định dùng cho trẻ em.
- Hiện nay có một số dạng thuốc dùng ngoài da được bào chế thành miếng dán ngoài da có tác dụng kéo dài. Một số thuốc là dạng bào chế kỹ thuật cao mà phần lớn là thuốc nhập ngoại. Đã có các dạng thuốc là hệ điều trị qua da TTS (transdermal therapeutic systems) ví dụ như TTS chứa nitroglycerin dùng cho bệnh tim mạch. TTS được dán ở những vùng da mỏng theo kiểu như băng dính và giải phóng dược chất từ từ trong khoảng 5 - 10 ngày tùy từng biệt dược. Trên thị trường cũng có dạng thuốc giảm đau miếng dán như salonpas được mọi người hay sử dụng vì tiện lợi.
Một số lưu ý
Khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cần chú ý một số điểm sau:
Xem xét kỹ hạn sử dụng. Mỗi khi bôi thuốc xong cần đậy nắp kỹ và để tuýp thuốc bảo quản ở nơi khô, mát.
Để thuốc xa tầm tay của trẻ.
Không bôi thuốc lên các vùng da nhạy cảm nếu không phải do yêu cầu điều trị để tránh kích ứng da. Tuyệt đối không nên bôi thuốc lên da xong rồi lại băng kín lại bằng khăn hoặc quấn tã lót quá chặt.
Không trộn thêm vào thuốc các loại thuốc bột khác để tránh các tương kỵ hoá học làm giảm hoạt tính của thuốc.
Không bôi cùng lúc nhiều loại thuốc mỡ lên vùng da được điều trị. Tuy là thuốc dùng ngoài nhưng cũng phải thận trọng khi sử dụng và tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Đối với dạng thuốc dùng ngoài da, đa số không có dạng bào chế riêng dành cho trẻ em. Vì vậy, cần thận trọng khi chọn thuốc sao cho mục tiêu an toàn cho trẻ phải đặt lên hàng đầu. Khi chọn thuốc dùng ngoài da cho trẻ em cần lưu ý thêm một điều là da của trẻ mỏng và nhạy cảm hơn da của người lớn, chưa bị sừng hóa nhiều nên dược chất cũng dễ đi qua hơn. Do đó, phải lựa chọn loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đối với những thuốc kích ứng da hoặc dễ gây bỏng rát, tuyệt đối không nên dùng cho trẻ em. Những thuốc dùng ngoài da có chứa các hoạt chất chống chỉ định cho trẻ em cũng không được dùng, vì tuy là thuốc dùng ngoài song vẫn có khả năng gây ra những phản ứng có hại rất nguy hiểm đối với trẻ em.
ThS. LÊ QUỐC THỊNH

Hydrogel mới có thể thay thế tủy sống và làm sụn

Các nhà khoa học Australia đã phát triển một loại hydrogel mới hứa hẹn sẽ thay thế tủy sống và làm sụn tổng hợp ở người, đồng thời ứng dụng trong kỹ thuật sản xuất robot mềm.
Loại hydrogel mới hứa hẹn thay thế tủy sống.
Loại hydrogel mới hứa hẹn thay thế tủy sống.
Các nhà khoa học đã kết hợp hai loại polymer sẵn có là gellan gum vàpolyacrylamide để sản xuất loại nguyên liệu mới mang tên keo liên kết ion cộng hóa trị.
Mặc dù tính chất vật lý của loại keo này có thể tăng lên nhờ sự kết hợp hai nguyên liệu polymer, song các nguyên liệu này chỉ có thể biến dạng một lần bởi các liên kết cộng hóa trị gắn kết các phân tử đã bị phá vỡ khi nguyên liệu bị biến dạng.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học Australia đã phát triển một loại hydrogel chứa các phân tử gắn kết với nhau nhờ liên kết ion. Loại vật liệu hydrogel dai mới này có thể phục hồi từ các vết căng rộng hay biến dạng nhiều lần, ở mức nhiệt độ cơ thể người.
Hydrogel là loại vật liệu mềm và ẩm ướt, có tới 95% thành phần nước và các phân tử nằm trong khung polymer.
Hiện các chuyên gia Australia đang thử nghiệm độ bền và độc tính của loại hydrogel mới trên để sớm ứng dụng thay thế sụn, biến nguyên liệu này thành chất dẫn điện để có thể thay thế tủy sống và sử dụng trong công nghệ robot mềm.
Theo giới chuyên môn, hydrogel ngày càng giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật cấy mô ở người. Nguyên liệu này được sử dụng trong nhiều sản phẩm, từ tã dùng một lần, kính áp tròng tới sữa tắm và thuốc xịt điều trị bỏng.
Tuy nhiên, vật liệu này dễ mất tính bền nên chỉ hạn chế sử dụng cho những đồ vật không chịu áp lực cơ học.
Theo Vietnam+

Cân đối các mục tiêu tài chính minh hoạ với ngành dược phẩm


Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấp tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn.
                                         Việc cân đối ba mục tiêu tài chính là một điều khó khăn
Trên góc độ tài chính, một doanh nghiệp thường gặp phải khó khăn khi phải  cân đối giữa ba mục tiêu nhiều khi mâu thuẫn nhau, đó là, tăng trưởng cao (quyết định đầu tư), an toàn tài chính (quyết định tài trợ) và tỷ lệ chi trả cổ tức cao (quyết định cổ tức). Ví dụ, một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao (nhằm chiếm lĩnh thị phần) và duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao thường chứng kiến hệ số nợ tăng vọt. Hay nếu doanh nghiệp muốn có tốc độ tăng trưởng cao và duy trì hệ số nợ ở mức vừa phải thì thường phải duy trì chính sách chi trả cổ tức ở mức thấp.
Sơ đồ 1: Ba mục tiêu tài chính của doanh nghiệp



Việc cân đối giữa các mục tiêu này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và nhiều khi mang tính nghệ thuật. Sự cân đối thành công sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
      

Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấp tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở cả tốc độ tăng của doanh thu và tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2007 – 2011 của ngành là 14,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2010, tuy nhiên, vẫn ở mức khá cao là 10%. Nguyên nhân quan trọng khiến vốn đầu tư liên tục được rót vào ngành là do dung lượng thị phần của ngành vẫn đang tăng trưởng và ngành duy trì được mức sinh lời khả quan.
Rủi ro tài chính của ngành dược phẩm
Trong giai đoạn 2007 – 2011, ngành dược phẩm đã liên tục gia tăng mức độ sử dụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng. Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành đã gia tăng từ mức 32% cuối năm 2007 lên mức 40% cuối năm 2011. Tuy nhiên, hệ số nợ này vẫn thấp hơn 50% cho thấy đây vẫn là đòn bẩy tài chính ở mức độ vừa phải. Các công ty trong ngành về cơ bản không sử dụng quá nhiều nợ vay trong cơ cấu tài chính của mình.


Chính sách cổ tức của ngành dược phẩm
Tính bình quân giai đoạn 2007 – 2011, ngành dược phẩm là ngành có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, với mức chi trả cổ tức tiền mặt bình quân 36% trên lợi nhuận sau thuế. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho ngành dược phẩm duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan và duy trì được hệ số nợ ở mức thấp.
Bảng 1: Thống kê về cổ tức giai đoạn 2007 – 2011 của 12 công ty
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Tên công ty
Tổng lợi nhuận sau thuế
07 –11
Tổng cổ tức tiền mặt
07 –11
Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt bình quân
07 - 11
I
Nhóm công ty đầu ngành
   
1
CTCP Dược Hậu Giang
1.374
467
34%
2
CTCP Nhập khẩu Y tế DOMESCO
367
136
37%
3
CTCP Traphaco
290
63
22%
4
CTCP Hóa Dược phẩm Mekophar
334
115
34%
5
CTCP Dược phẩm Imexpharm
337
111
33%
II
Nhóm công ty hạng trung
   
6
CTCP Dược phẩm OPC
215
87
40%
7
CTCP Dược phẩm Cửu Long
127
72
57%
8
CTCP Dược phẩm Hà Tây
67
40
60%
9
CTCP Dược phẩm Bến Tre
50
27
54%
III
Nhóm công ty quy mô nhỏ
   
10
CTCP Dược phẩm Pharmedic
136
48
35%
11
CTCP Dược phẩm Phong Phú
9
2
22%
12
CTCP Dược phẩm VIDIPHA
136
56
41%
 
Cộng ngành dược phẩm
3.442
1.224
36%

Những doanh nghiệp lớn của ngành vẫn theo đuổi truyền thống chi trả cổ tức thấp để duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan và hệ số nợ thấp, trong khi đó, một số công ty có quy mô nhỏ hơn duy trì tỷ lệ chi trả ở mức cao như Dược Hà Tây (60%), Dược Cửu Long (57%), Dược Bến Tre (54%).
Tình hình chi trả cổ tức hàng năm của ngành
Bảng 2: Tình hình chi trả cổ tức hàng năm của ngành
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
2011
1
Lợi nhuận sau thuế
493
509
756
828
856
2
Chi trả cổ tức tiền mặt
143
245
166
193
477
3
Hệ số chi trả cổ tức tiền mặt
29,0%
48,1%
22,0%
23,3%
55,7%
            Tổng hợp chi trả cổ tức của 12 công ty trong ngành


Khuôn mẫu chi trả cổ tức tiền mặt của ngành là trong điều kiện tăng trưởng thuận lợi, các công ty trong ngành duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt thấp, ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư (các năm 2007, 2009, 2010). Tuy nhiên, trong những năm nền kinh tế vĩ mô gặp khó khăn và thị trường chứng khoán suy giảm sâu (năm 2008, 2011), các công ty trong ngành nâng tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt lên mức cao nhằm phát đi những tín hiệu tích cực đến thị trường tài chính, hỗ trợ cho giá cổ phiếu đang bị giảm sâu.
Một lý do khác nữa là trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng trưởng, giá cổ phiếu đi lên, các cổ đông thường dễ dàng chấp nhận phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, trong khi đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, họ thường ủng hộ phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
Cân đối các mục tiêu tài chính trong ngành dược phẩm
Như vậy, có thể thấy, ngành dược phẩm là ngành kết hợp các mục tiêu tài chính theo công thức:tăng trưởng cao – hệ số nợ vừa phải – chi trả cổ tức thấp.

Như vậy để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời duy trì rủi ro tài chính ở mức vừa phải nhằm “giảm sóc” cho quá trình tăng trưởng, các công ty ngành dược phẩm nói chung đã thực hiện một chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ở mức thấp, ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Đây được xem là một chính sách cổ tức hợp lý.
Nguyên lý của chính sách cổ tức là chúng ta chỉ thực hiện giữ lại lợi nhuận tái đầu tư nếu lợi nhuận để lại được đầu tư vào các cơ hội kinh doanh tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần. Điều này sẽ khiến cho giá cổ phiếu được cải thiện. Ngành dược phẩm là một ngành hiện đem lại tỷ suất lợi nhuận khả quan (năm 2011, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu bình quân của ngành là 18%). Điều này cho thấy việc ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư sẽ tốt cho cổ đông.
Traphaco – tàu tốc hành nhờ chính sách chi trả cổ tức thấp
Traphaco đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và an toàn tài chính vừa phải nhờ duy trì chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ở mức rất thấp, ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2007 – 2011 của Công ty là 290 tỷ đồng, trong đó, Công ty đã chi trả cổ tức tiền mặt trong giai đoạn này chỉ ở mức 63 tỷ đồng, đưa đến tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân chỉ ở mức 22%, thấp nhất trong mẫu nghiên cứu. Điều này đã giúp Traphaco duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 18,8%/năm, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn này của ngành dược phẩm là 14,4%/năm, đưa Traphaco vươn lên một trong những công ty lớn nhất của ngành. Xét về quy mô lợi nhuận sau thuế năm 2011, Traphaco là Công ty dược có quy mô lớn thứ hai trong mẫu nghiên cứu với 89 tỷ đồng (chỉ đứng sau Dược Hậu Giang) và kinh doanh hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận cao. Hệ số nợ của Công ty cũng duy trì ở mức vừa phải khi tại thời điểm cuối năm 2011, hệ số nợ của Công ty là 48,2%.
Dược Hà Tây chậm chân do chi trả cổ tức cao
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2007 – 2011 của Dược Hà Tây chỉ đạt 3,9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành 14,4%/năm. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty cũng đạt khiêm tốn khi đạt 14,3% năm 2011, thấp hơn khá nhiều mức 18% bình quân của ngành năm 2011. Điều này cho thấy, mức độ đầu tư thấp đã hạn chế khả năng mở rộng thị phần và tính hiệu quả của đồng vốn. Tại thời điểm cuối năm 2011, hệ số nợ của Công ty xấp xỉ 61%, một mức cao so với trung bình ngành là 40%, cho thấy rủi ro tài chính ở mức cao của Công ty. Một trong những nguyên nhân đó là Công ty đã duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân 2007 – 2011 của Công ty là 60%, cao nhất trong mẫu nghiên cứu. Có lẽ với Dược Hà Tây, việc thay đổi một chính sách cổ tức sang tỷ lệ chi trả thấp, ưu tiên giữ lại tái đầu tư là điều cần thiết.

Tuấn Dương
Theo TTVN