Hiện nay, bệnh trầm cảm càng có nhiều loại thuốc chữa, nhưng có một số loại trong đó gây nên những tác dụng phụ không tốt cho người bệnh như: rối loạn chuyển hóa, béo phì và nghiện ngập… Gần đây, các nhà khoa học của trường Đại học Texas - Mỹ, đã tìm thấy một giải pháp mới, an toàn không gây ra những tác dụng phụ, làm giảm bệnh trầm cảm kinh niên.
Một liều lượng nhỏ của hormone adiponectin có thể giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh trầm cảm. Hormone adipinectin được sinh ra bởi các tế bào chất béo, có nhiệm vụ kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu như nồng độ của hormone này thấp sẽ là điều kiện tốt để phát triển hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học này đã tiến hành thí nghiệm đối với 2 nhóm của các con chuột bình thường và béo phì có chứng bệnh tiểu đường type 2. Và trong mỗi lồng chuột các nhà khoa học còn cho thêm vào đó một số con chuột có biểu hiện hung hăng. Sau đó tất cả các con chuột đều được xét nghiệm máu để lấy mẫu. Kết quả là, hai tuần sau đó tất cả các con chuột được thí nghiệm đều xuất hiện dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy rằng, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm của các con chuột này là việc giảm nồng độ của hormone adiponecctin trong môi trường căng thẳng và khắc nghiệt. Vì vậy, nồng độ hormone adiponectin trong tế bào của các con chuột thấp hơn trong máu của chúng. Và khi các nhà khoa học làm tăng nồng độ hormone này lên thì các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng biến mất.
Các chuyên gia tin rằng, hormone adiponecctin sẽ là một cơ sở để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và sản xuất thuốc trầm cảm trong tương lai và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.
Một liều lượng nhỏ của hormone adiponectin có thể giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh trầm cảm. Hormone adipinectin được sinh ra bởi các tế bào chất béo, có nhiệm vụ kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu như nồng độ của hormone này thấp sẽ là điều kiện tốt để phát triển hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học này đã tiến hành thí nghiệm đối với 2 nhóm của các con chuột bình thường và béo phì có chứng bệnh tiểu đường type 2. Và trong mỗi lồng chuột các nhà khoa học còn cho thêm vào đó một số con chuột có biểu hiện hung hăng. Sau đó tất cả các con chuột đều được xét nghiệm máu để lấy mẫu. Kết quả là, hai tuần sau đó tất cả các con chuột được thí nghiệm đều xuất hiện dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy rằng, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm của các con chuột này là việc giảm nồng độ của hormone adiponecctin trong môi trường căng thẳng và khắc nghiệt. Vì vậy, nồng độ hormone adiponectin trong tế bào của các con chuột thấp hơn trong máu của chúng. Và khi các nhà khoa học làm tăng nồng độ hormone này lên thì các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng biến mất.
Các chuyên gia tin rằng, hormone adiponecctin sẽ là một cơ sở để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và sản xuất thuốc trầm cảm trong tương lai và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.