Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy hai loại vắc xin khác nhau, được sử dụng đồng thời để kiểm soát một bệnh hô hấp cấp tính xảy ra ở gà, đã kết hợp để tạo ra chủng virus lây nhiễm mới.
Các vắc xin này đã được sử dụng để kiểm soát bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), theo trang tin Top News. ILT có thể chiếm 20% tỷ lệ tử vong ở một số đàn gà và có tác động kinh tế đáng kể trong ngành chăn nuôi gia cầm. Các loại vắc xin cho gà kết hợp nhau biến thành chủng virus mới Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Joanne Devlin cho biết, sự kết hợp các chủng virus vắc xin sống bên ngoài phòng thí nghiệm trước đây được cho là rất khó xảy ra, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng điều này là có thể và đã dẫn đến những đợt bùng phát dịch bệnh ở đàn gia cầm. Được biết, ILT là “vắc xin giảm độc sống”, có nghĩa là virus có một số tác nhân gây bệnh được loại bỏ nhưng hệ miễn dịch vẫn nhận ra virus để chống lại một sự lây nhiễm thực sự. "Vắc xin sống được sử dụng trên khắp thế giới để kiểm soát ILT ở gia cầm. Trong hơn 40 năm qua, vắc xin dùng ở Úc được lấy từ một chủng virus ở nước này. Tuy nhiên, sau thời gian thiếu hụt vắc xin thì một vắc xin khác có nguồn gốc châu Âu đã được đăng ký trong năm 2006 và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi”, bà Devlin cho biết. “Ngay sau khi áp dụng chủng vắc xin châu Âu, hai chủng virus ILT mới được phát hiện là nguyên nhân gây ra hầu hết dịch bệnh ở bang New South Wales và Victoria. Vì vậy, chúng tôi phải tìm cách kiểm tra nguồn gốc của hai chủng mới này”, bà Joanne Devlin nói thêm. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Science số ra mới nhất. |
Theo Thanh Niên |