Bệnh tăng hồng cầu


Bệnh tăng hồng cầu là một dạng bệnh tăng sinh tủy. Tăng hồng cầu là tình trạng tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều hồng câu làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy  cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn.
Bệnh tăng hồng cầu thường gặp ở những người béo phì, tăng huyết áp, người bị bệnh động mạch vành… Tăng hồng cầu cũng được xem là một dạng ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, bệnh tiến triển chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tăng hồng cầu được xác định bằng cách đếm hồng cầu trong máu. Ở người bình thường, 1mm3 có 3,7 đến 4 triệu hồng câu, những người có lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu/ mm3 được xem là thiếu máu, và người có lượng hồng cầu trên 5triệu/ mm3 được xem là tăng hồng cầu.
Nguyên nhân
Có hai thể tăng hồng cầu: thể nguyên phát và thể thứ phát (hội chứng tăng hồng cầu).
Tăng hồng cầu thứ phát hay hội chứng tăng hồng cầu là một hiện tượng nhất thời khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải do ra quá nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng nặng hoặc bị sốc…Ngoài ra, tăng hồng cầu thứ phát còn có các nguyên nhân khác như: ống ở vùng núi cao, do suy tim, do bệnh nặng đường hô hấp…
Còn đối với tăng hồng cầu nguyên phát thì đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh này, nhưng có thể do một số nguyên nhân như: trạng thái thiếu oxy mãn tính của tủy xương, ung thư, người bệnh quá thừa yếu tố nội tại, bệnh của hệ thống tạo máu ở tủy, tăng tổng lượng máu. Bệnh phát triển chậm và ít gặp, bệnh không có tính di truyền và thường xảy ra ở người lớn. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần nữ giới.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120711-193507-1-benh-tang-hong-cau-1.jpeg
Triệu chứng
Người bệnh tăng hồng cầu thường có các biểu hiện:
Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau cương, đau viêm các dây thần kinh.
Da đỏ hoặc xanh tím ở mặt, môi, cổ và các đầy chi, đặc biệt là khi trời lạnh.
Lách to, cứng nhẵn.
Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to. Bệnh cũng có thể phối hợp với viêm bể thận, u nang thận…
Điều trị
Bệnh tăng hồng cầu phát triển chậm trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 năm, trong thời gian đó cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh có lúc tăng lúc giảm, nếu được điều trị bệnh sẽ tiến triển chậm hơn và lượng hồng cầu có thể duy trì ở mức ổn định trong nhiều năm.
Trong trường hợp bệnh nhân không được điều trị, bệnh vẫn âm thầm phát triển và có thể dẫn đến các biến chứng như: suy tim, tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa và tiết niệu, nhiễm trùng… Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tiến triển thành các bệnh lý ác tính về mài như tăng hồng cầu non, tăng bạch cầu… Một khi bệnh đã có biến chứng thường sẽ rất khó được chẩn đoán chính xác và gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị, vì vậy bệnh nhân tăng hồng cầu càng được phát hiện sớm càng có nhiều hy vọng.
Việc điều trị thường sử dụng 2 phương pháp là dùng thuốc và trích máu.
Dùng thuốc: Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là hydroxyurea, interferon-alfa và anagrelide.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120711-193507-2-benh-tang-hong-cau-4.jpeg
Hình minh họa
Trích máu: Trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu, duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%,  nhưng phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Ngoài hai phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải có một thói quen sống lành mạnh. Ăn uống sinh hoặt phải điều độ, tránh thức khuya, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động quá mức và tránh làm các việc nặng. Không nên ăn nhiều dầu mỡ, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá. Cần ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là uống nhiều nước để tránh tình trạng cô đặc máu gây nghẽn mạch.
Phòng bệnh
Vì chưa xác định được nguyên nhân cơ bản của bệnh nên cũng không có cách phòng tránh, tuy nhiên, nên giữ một chế độ sống lành mạnh để phòng tránh các bệnh có thể dẫn đến tăng hồng cầu.
Viet Bao.vn (Theo Khoemoingay)