Kinh nghiệm: ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI BẰNG ĐÔNG Y


Nước ta hiện có tỷ lệ người viêm gan cấp và mãn tính khá cao. Mỗi năm việc điều trị rất tốn kém về công sức và tiền của. Viêm gan kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. => Đọc thêm.

I/ NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM GAN: Viêm Gan có nhiều nguyên nhân như:

  • - Do môi trường không trong sạch.

  • - Ăn uống nhiều chất độc hại cho gan như rau quả có chất trừ sâu.

  • - Dùng nhiều thuốc trị bệnh có nhiều phản ứng phụ về gan như thuốc trị lao, thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị bệnh động kinh.

  • - Dùng nhiều bia, rượu.

  • - Bị bệnh sốt rét lâu ngày.

  • - Bị suy dinh dưỡng kéo dài…

  • - Nhưng phổ biến và nguy hiểm nhất là do viêm gan siêu vi.

Các nhà khoa học tìm thấy 7 loại virus (siêu vi) gây viêm gan là A,B,C,D,E,G,TT. Trong đó virus loại B và virus loại C là dể dẫn đến viêm gan cấp và mãn tính nhất. Các loại virus này hủy hoại tế bào gan, làm viêm gan, làm suy giảm chức năng gan, gây xơ gan, ung thư gan… rất nguy hiểm và điều trị cũng rất khó khăn.

Viêm gan thường có các triệu chứng như: Vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi, đau vùng hông bụng bên phải, sốt nhẹ, có khi lạnh run, nhức đầu, tiểu vàng…

Phải xét nghiệm máu tìm virus gây viêm gan và xem chức năng gan bị suy giảm (men gan SGOT, SGPT tăng cao, bilirubine máu…) mới xác định được.

II/ BÀI THUỐC TRỊ VIÊM GAN – XƠ GAN GIAI ĐỌAN ĐẦU:

Chúng tôi sử dụng bài thuốc sau đây trị viêm gan cấp, mãn tính và xơ gan giai đoạn đầu rất hiệu quả.

  • - Cây chó đẻ răng cưa 10g.                       -  Sâm đại hành.   10g.

  • - Nhân trần Nam            10g.                       -  Thổ phục linh      6g.

  • - Củ mốp gai                   10g.                       -  Cây trinh nữ        6g.

  • - Trái dứa dại                  10g.                       -  Chi tử                    6g.

  • - Sanh địa                        10g.                       -  Cỏ mực                6g.

  • - Bạch thược                 10g.                        -   Sài hồ                  6g.

Gia giảm:

  • - Nếu có suy nhược, kém ăn: Đảng sâm 15g, Huỳnh kỳ 15g, Bạch truật 10g. Đương qui 10g.

  • - Bị sưng chân, sưng mặt, ít tiểu: Lá Đại bi 10g, Rể tranh 10g.

  • - Vàng da, vàng mắt, xơ gan: Dùng bội Nhân trần 15g, Chi tử 10g, Cà gai leo (cà cưỡng) 15g.

  • .- Cầu lỏng: Sa nhân 5g, Càn cương 5g …

Cách dùng:

  • Mỗi ngày dùng 1 thang. Sắc uống.

  • Nước I: Cho vào 600ml nước (3 chén), sắc còn 200 ml (gần 1 chén).

  • Nước II: Cũng sắc như nước I. Sắc nước nào uống nước ấy.

  • Dùng từ 30 - 50 thang.

Bài thuốc này, Chúng tôi đã nấu thành cao lỏng, vào chai 265 ml, lấy tên là “Cao nhuận gan tiêu độc” và "Nhuận gan tiêu độc hoàn". Điều trị từ 1981 đến nay, cho hàng ngàn lượt người, rất được nhân dân tín nhiệm. “Nhuận gan tiêu độc”, ngoài tác dụng điều trị “Viêm gan siêu vi cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan, sưng gan, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, tiểu vàng, men gan cao, chán ăn, khó ngủ, xơ gan giai đoạn đầu”, còn trị được “Gan nhiễm mỡ, giải độc cơ thể, phong ngứa, mề đay, táo bón…”.

III/ TÁNH VỊ CÁC VỊ THUỐC ĐƯỢC DÙNG:

1/ Cây chó đẻ răng cưa: (Phyllanthus urinaria L). Còn có tên là Diệp hạ châu. Cây chó đẻ có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli. Shigella dysenteriae, S.flexneri, S.Shigae, Moraxella và diệt nấm đối với Aspergillus fumigatus, trị tiêu chảy, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ dường máu. Theo Đông y, cây chó đẻ có vị hơi đắng, tánh mát, dùng để tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tan ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu. Công dụng: Chữa viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, đau bụng, trẻ em bị tưa lưỡi, viêm gan, vàng da, sốt, rắn cắn, viêm đường tiểu, sỏi thận, sỏi mật, lậu, đái tháo đường, sốt rét, đau dạ dày. Liều dùng: 10 – 20g/ngày.

2/ Nhân trần (Adenosma glutinosum L.). Cây Nhân trần có tác dụng làm tăng tiết mật, tăng cường chức năng thải trừ của gan, chống viêm, kháng khuẩn, diệt giun, không có độc tính. Nhân trần có vị đắng, cay, tính bình. Dùng thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi tiểu, chỉ thống, làm ra mồ hôi. Công dụng: Chữa viêm gan, vàng da, xơ gan, sốt nóng, tiểu tiện không thông, lợi mật, chửa phong thấp cốt thống, phụ nữ sau sanh uống để kích thích ăn uống, mụn nhọt, mẫn ngứa. Liều dùng: 10 – 20g/ngày.

3/ Trái Dứa dại (Pandanus tonkinensis Mart.). Cây dứa dại mọc hoang nhiều ven biển miền Trung, nhất là dọc ven biển Bình Thuận, đảo Phú Quí. Trái dứa dại già, hái về thái mỏng, phơi khô, sao vàng.                                                                                                                                                                  - Chủ trị: Sỏi thận, viêm gan siêu vi, xơ gan, đái tháo đường tuýp II.

- Liều dùng: 10 – 20g.

Tôi có kinh nghiệm dùng Trái dứa dại chữa Viêm gan siêu vi B, sau một thời gian cho đi xét nghiệm lại thấy không còn virut siêu vi B nữa. Nếu không có thêm vị Dứa dại, thì thử máu vẫn còn dương tính.

4/ Củ Móp gai (Lasia Spinosa L.). Còn gọi là ráy gai, củ chóc gai. Củ Móp gai có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Viêm gan, vàng da, suy gan, di chứng sốt rét, ho, đau họng, phù thũng tê thấp, tiểu vàng. Liều dùng: 10 – 20g.

5/ Chi tử (Gardenia jasminoides Ellis). Chi tử có tác dụng lợi mật, giảm đau, hạ áp, hạ cholestérol máu, kháng khuẩn, chống viêm… Chi tử có vị đắng, tính hàn, tả hoả, trừ phiền, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu. Chủ trị: Chữa sốt, tâm phiền khó ngủ, vàng da, huyết nhiệt, lợi tiểu, mắt đỏ, miệng khát. Liều dùng: 6 – 12g/ ngày.

6/ Trinh nữ thảo: (Mimosa pudica L.). Còn gọi là cây xấu hổ, cây mắc cỡ. Cây trinh nữ có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc nhẹ. Có tác dụng an thần, dịu cơn đau, chống ho, long đờm, tiêu viêm, tiêu tích, thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm dạ dày, phong thấp tê bại, bệnh thống phong (gout), sốt, cao huyết áp. Liều dùng: 10 – 25g/ ngày.

7/ Thổ phục linh: (Smilax glabra Roxb.). Còn có tên là củ khúc khắc. Thổ phục linh có vị ngọt nhạt, chát, tính bình. Có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng, trừ phong thấp, mạnh gân xương, lọc máu. Chủ trị: Chữa thấp khớp, đau nhức gân xương, tràng nhạc, mụn nhọt, lở ngứa, giang mai, giải độc thủy ngân, dị ứng, kích dục, thuốc bổ sau đẻ, vảy nến, đái đục, khí hư bạch đới. Liều dùng: 10 – 60 g/ ngày.

8/ Sài hồ: (Bupleurum chinense Dc.) Sài hồ có vị đắng, mùi thơm, tính mát. Có tác dụng hạ sốt, giải cảm, thông khí, nhuận gan, sáng mắt, trừ sốt rét Chủ trị: Chữa sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều, viêm gan vàng da, viêm túi mật, đái tháo đường, viêm dạ dày tá tràng. Liều dùng: 5 – 12g/ ngày.

9/ Sâm Đại Hành: (Eleutherine subaphylla Gagnep.). Còn gọi là Tỏi Lào, Sâm cau. Sâm Đại hành có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ức chế đối với phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, chống viêm cấp tính và mãn tính, giảm ho, cầm máu, tiêu độc… Chủ trị: Sâm Đại hành là thuốc chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, choáng, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, ho gà, viêm họng, viêm phổi, mụn nhọt, lợi tiểu, kiết lỵ, sa trực tràng, rối loạn tiêu hoá. Liều dùng: 5 – 12g/ ngày.

10/ Sinh địa: (Rehmannia glutinosa Libosch.). Sinh địa được nhập vào trồng ở Việt nam năm 1958, ở miền Bắc. Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính lạnh. Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, cầm máu… Công dụng: Sinh địa chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tạng chảy máu, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chẩn, viêm họng, tân dịch khô, tâm thần không yên, phiền táo mất ngủ. Liều dùng: 10 – 30g/ngày.

11/ Bạch thược: (Paeonia Lactiflora Pall.). Còn có tên là Mẫu đơn trắng. Bạch thược được nhập vào trồng ở Việt Nam vào những năm 70 tại Sa-Pa, Tam đảo, Đà lạt. Bạch thược có vị chua, đắng, hơi chát. Có tác dụng dưỡng huyết, điều kinh, chỉ huyết, giảm đau, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, lợi tiểu, an thần. Công dụng: Bạch thược chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, tay chân nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, bảo vệ tế bào gan, tăng lượng máu dinh dưỡng cơ tim, điều chỉnh miễn dịch cơ thể. Liều dùng: 6 – 12g/ ngày.

12/ Cỏ mực: (Eclipta prostrata L.). Còn gọi Cỏ nhọ nồi, Hạn liên thảo. Cỏ Mực có vị chua ngọt, mặn, tính mát. Có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc. Công dụng: Cỏ mực làm thuốc bổ máu, cầm máu, ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, sốt xuất huyết, trĩ, đái ra máu. ban sởi, ho, hen, viêm họng, lao phổi, di mộng tinh, nấm da, ứ tắc làm phì đại gan, lách, viêm gan virus. Liều dùng: 10 – 20g/ ngày./.

Lương y Trần Sỹ.
Nhà thuốc NGUYÊN HÙNG ĐƯỜNG.
8 Lê Hồng Phong, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
ĐT: 0988170818 - 0623823505.
Email: Sy.nguyenhungbt.tran@gmail.com

Đăng báo Sức khoẻ & Đời sống cuối tuần số 465- Tháng 11/2007.